Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Biểu đồ tăng trưởng khi con bạn ngoài 2 tuổi

Cập nhật: 23/10/2012 | 8:51:38 AM

Con bạn đã ngoài 2 tuổi, và bạn chưa có cách nào để biết bé gầy hay béo hơn bình thường, có thừa cân hay béo phì? Biểu đồ chỉ số khối BMI sẽ giúp bạn, cho biết bé có cân nặng khỏe mạnh so với chiều cao hay không.

Có chung công thức như người lớn - tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét), ở trẻ em con số BMI có ý nghĩa phức tạp hơn một chút. Nó giúp xác định lượng mỡ trong cơ thể bé.

Với trẻ em, chỉ số BMI được đặt trên một biểu đồ tăng trưởng - biểu đồ sử dụng "đường phần trăm" để xác định liệu bé có thiếu cân, vừa phải, thừa cân hay béo phì.

Trong đó, "đường phần trăm" cho phép bạn so sánh con mình với nhóm trẻ cùng tuổi và cùng giới. Nếu bé có chỉ số này cao hơn, nghĩa là bé sẽ vừa cao hơn, vừa nặng cân hơn so với các bạn và ngược lại.

Bấm vào bảng tại đây để tính BMI và đường phần trăm cho con mình, áp dụng từ 2 đến 20 tuổi. Biểu đồ do CDC (Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ) đưa ra.

Giả sử, bạn có con gái sinh tháng 10/2006, cân nặng ở tháng 10/2012 là 22 kg, chiều cao 120 cm. Bạn sẽ điền vào bảng tính như sau:

- Chọn ô Metric để tính theo đơn vị đo của Việt Nam là kg/cm

Điền vào mục Metric (kg/cm) các thông số như trên bảng.

Sau đó, bấm vào ô Calculate BMI, bạn được kết quả như sau:

Kết quả BMI của con bạn là chấm tròn trên biểu đồ tăng trưởng phần trăm. Trục nằm ngang bên dưới là tuổi của bé. Trục dọc là chỉ số BMI. Các đường trên biểu đồ là đường phần trăm.

Theo biểu đồ này, BMI của con bạn là 15,3, tương ứng với mức 52% (nghĩa là 52% các bé thấp và nhẹ cân hơn con bạn, 48% các bé cao và nặng cân hơn con bạn).

Kết quả này cho thấy con bạn thuộc vùng có cân nặng khỏe mạnh (Healthy weight). Cụ thể, với bé ở tuổi và chiều cao như con bạn, thì mức cân nặng khỏe mạnh trong khoảng từ 19,3 đến 24,6 kg.

Bạn cũng có thể tính BMI bằng cách lấy cân nặng của bé (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Sau đó, đối chiếu chỉ số BMI trên bảng tăng trưởng để ra phần trăm.

Cũng theo bảng này:

- Trẻ có BMI nằm dưới đường 5% thì xem là thiếu cân.

- Trẻ có BMI nằm từ đường 5% đến dưới 85% là cân nặng khỏe mạnh

- Trẻ có BMI nằm từ đường 85% đến dưới đường 95% là thừa cân

- Trẻ có BMI bằng hoặc lớn hơn đường 95% được xem là béo phì.

Lưu ý, biểu đồ BMI khác nhau với trẻ trai và gái dưới 20 tuổi, vì lượng mỡ cơ thể khác nhau giữa hai giới.

BMI là một chỉ thị tốt về độ béo của cơ thể, song không phải lúc nào cũng nói đầy đủ về tình trạng của bé. Nếu trẻ có khung xương to hoặc có rất nhiều cơ bắp chứ không phải mỡ thừa, vẫn có thể có BMI cao. Ngược lại, một người bé nhỏ với khung xương nhỏ, dù có BMI bình thường nhưng vẫn có thể có quá nhiều mỡ. Vì thế, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Quan trọng nhất là sự tăng trưởng đồng đều của bé theo thời gian. Nếu có sự thay đổi đột ngột về chỉ số BMI hoặc đường phần trăm, bạn cần xem lại bé có vấn đề về sức khỏe.

(Nguồn: vnexpress.net)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014