Ăn quá nhiều hay quá ít cơm đều không tốt cho sức khỏe
Cập nhật: 19/10/2020 | 11:14:39 AM
Khi ăn thiếu glucid, bạn có thể bị thiếu cân và mệt mỏi, thiếu nhiều dẫn tới hạ đường huyết. Ngược lại ăn quá nhiều, lượng glucid thừa sẽ chuyển hóa thành lipid tích trữ trong cơ thể gây thừa cân.
Khi ăn thiếu glucid, bạn có thể bị thiếu cân và mệt mỏi, thiếu nhiều dẫn tới hạ đường huyết. Ngược lại ăn quá nhiều, lượng glucid thừa sẽ chuyển hóa thành lipid tích trữ trong cơ thể gây thừa cân.
Nhóm chất bột đường (glucid) gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn, các sản phẩm chế biến và đường cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể để duy trì thân nhiệt và hoạt động thể lực.
Glucid (tinh bột) là 1 trong 3 chất sinh năng lượng quan trọng, cung cấp năng lượng chính cho cơ thể để duy trì sự sống và hoạt động thể lực. Trước đây, khẩu phần ăn có nguồn gốc thực vật chiếm khoảng 80% tổng năng lượng. Hiện nay, khẩu phần ăn thay đổi theo chiều hướng giảm lương thực và tăng dần các thức ăn nguồn gốc động vật, hoa quả.
Tuy nhiên, quá nhiều hay quá ít glucid cũng khiến cơ thể không đảm bảo sức khỏe...
Glucid (các loại lương thực, đường và chất xơ) là các thành phần cơ bản nhất, chiếm khối lượng lớn nhất của các bữa ăn và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (1g glucid cung cấp 4Kcal), trong đó lương thực là nguồn cung cấp năng lượng chính. Trong cơ thể, 1g glucid được oxy hóa cho 4 kcal.
Bên cạnh đó, glucid cũng có vai điều hòa hoạt động của cơ thể. Glucid liên quan chặt chẽ với chuyển hóa lipid. Khi nhu cầu năng lượng cao mà dự trữ glucid của cơ thể và glucid của thức ăn không đầy đủ, cơ thể tạo glucid từ lipid. Khả năng tích trữ có hạn của glucid trong cơ thể dẫn đến sự chuyển đổi dễ dàng một lượng glucid thừa thành lipid tích lũy trong các tổ chức mỡ dự trữ của cơ thể. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết.
Theo BS Tiến, khi ăn thiếu glucid, người ta có thể bị thiếu cân và mệt mỏi, thiếu nhiều có thể dẫn tới hạ đường huyết hoặc toan máu do tăng thể ceton trong máu.
Ngược lại, nếu ăn quá nhiều glucid, lượng glucid thừa sẽ chuyển hóa thành lipid tích trữ trong cơ thể gây thừa cân, béo phì. Sử dụng đường tinh chế quá nhiều còn làm ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng, gây sâu răng, kích thích dạ dày, gây đầy hơi và nếu kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
Một chế độ ăn không hợp lý, ít hoặc nhiều chất bột đường sẽ dẫn tới thiếu hoặc thừa năng lượng. Sau khi thực phẩm được đưa vào cơ thể, quá trình tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động bắt đầu bằng cách sử dụng glucose trong các thực phẩm giàu chất bột đường hoặc từ dạng dự trữ của glucose là glycogen. Đến khi lượng glucose ăn vào hoặc dự trữ này đã được sử dụng hết, cơ thể sẽ chuyển sang sử dụng chất béo dự trữ để giải phóng năng lượng.
Các thức ăn thực vật là nguồn glucid của khẩu phần. Thức ăn động vật cung cấp glucid không đáng kể.
Bác sĩ khuyên, người dân cần duy trì một chế độ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Không nên ăn quá nhiều glucid tinh chế như đường, bánh kẹo, tinh bột chế hoặc ngũ cốc đã xay xát kỹ.
Mỗi loại thực phẩm đều cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định nhưng ở tỷ lệ khác nhau. Không một thực phẩm nào là hoàn hảo và có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
Chính vì vậy cách ăn uống thông minh nhất là phối hợp ăn nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng phức tạp của cơ thể. Mỗi ngày mỗi người cần ăn tối thiểu 15 loại thực phẩm đại diện từ 4 nhóm nêu trên.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Nhu cầu in tài liệu, mua văn phòng phẩm Tập huấn bệnh Phong cho cán bộ Y tế cơ sở năm 2024 (26/9/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (26/9/2024)
- Thời tiết thay đổi, ăn gì để tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật? (16/10/2020)
- Giảm cân bằng đồ uống (15/10/2020)
- Làm thế nào để kiểm soát lượng muối ăn trong ngày? (10/10/2020)
- Ung thư ”sợ” thực phẩm có màu sắc gì nhất? (9/10/2020)
- Nắng nóng - có nên uống nhiều hơn ăn? (19/7/2020)
- Đủ thứ bệnh từ 3 thức uống bị WHO cho vào ”danh sách đen” (8/7/2020)
- Biết những điều này nhiều người sẽ không lười ăn rau (23/6/2020)
- Làm thế nào để giảm cholesterol nhanh chóng? (17/6/2020)
- Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (16/6/2020)
- Sẽ ra sao nếu bạn ăn quá nhiều vào bữa tối? (12/6/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều