Di chứng hậu Covid: “Từ từ sẽ khỏi”?
Cập nhật: 21/1/2022 | 7:51:12 AM
“Di chứng hậu Covid: Từ từ sẽ khỏi” là phương pháp được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội hiện nay. Người dân đang dần coi Covid-19 như một dạng bệnh cảm cúm thông thường, có thể tự khỏi vì đã tiêm vắc xin và những di chứng hậu Covid cũng có thể tự khỏi? Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện kịp thời.
Di chứng hậu Covid có thể gặp ở nhiều lứa tuổi với mức độ nghiêm trọng và triệu chứng khác nhau
Theo thống kê trong đợt dịch vừa qua tại TP Hồ Chí Minh có gần 500.000 trường hợp mắc COVID-19 (chiếm khoảng 5% dân số của thành phố), trong đó có hơn 300.000 người đã xuất viện. Thống kê cũng chỉ ra rằng 33 - 76% F0 có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 ít nhất 6 tháng sau đợt bệnh cấp tính; 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.
Một bệnh nhân từng điều trị khỏi Covid-19 cho biết: “Hay bị đau ngực, khó thở, hụt hơi, không làm việc nặng được, làm việc mà dùng tý sức khoảng 10p thôi là không thở được, ho triền miên, tóc rụng nhiều, mất ngủ liên tục, có cảm giác cơ thể đã giảm mất hơn 50% sức khỏe, tình trạng này kéo dài được gần 3 tháng kể từ lúc xuất viện”. Hay trường hợp bệnh nhân nam khác luôn cảm thấy mệt mỏi, ho nhiều, dù đã đi khám nhưng không ra bệnh. Đó chỉ là một trong số ít triệu chứng ghi nhận được ở những bệnh nhân đã điều trị khỏi Covid-19.
Hội chứng hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh nặng nhập viện hoặc lớn tuổi có bệnh lý nền mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hay những em nhỏ dưới 18 tuổi. Hội chứng này có thể kéo dài từ đợt bệnh ban đầu hoặc khởi phát sau khi đã khỏi bệnh. Có hơn 200 triệu chứng đã được ghi nhận và báo cáo như mệt mỏi, khó thở, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng nhận thức hay các triệu chứng khác gây ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Các triệu chứng này có thể thay đổi hoặc tái phát, kéo dài vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Covid-19 không chỉ gây tổn thương phổi mà còn ảnh hưởng đến tim, hệ thống mạch máu, gan, não và một số cơ quan khác. Đối với trường hợp bệnh nhân nặng có thể gây biến chứng tim, suy thận mạn tính và đột quỵ sau khi đã điều trị khỏi Covid-19.
Tuy nhiên không phải tất cả F0 khỏi bệnh đều cần khám hậu Covid-19. Chỉ một số người thực sự mắc di chứng sau khi khỏi bệnh, còn lại là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhưng vô tình bị nhầm lẫn thành bất thường hậu Covid-19. Theo các chuyên gia, để phát hiện sớm tình trạng bệnh nhân mắc di chứng hậu Covid-19, F0 sau khi xuất viện và có kết quả âm tính với Covid-19 cần quay lại bệnh viện tái khám trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần, cần làm các xét nghiệm, thực hiện chụp X-quang chuyên sâu tin để đánh giá tổng quát và kịp thời tầm soát bệnh.
Tổn thương tim mạch do Covid-19 - Sinh bệnh học và biểu hiện lâm sàng
Những người bệnh cần tới bệnh viện để tầm soát di chứng hậu Covid sớm: Là những người mắc bệnh nặng từng phải điều trị trong phòng hồi sức, người đã âm tính với Covid-19 nhưng phải chuyển sang khu phục hồi chức năng điều trị tiếp. Hầu hết họ đều sẽ bị di chứng hậu nhiễm. Hậu Covid-19 với họ chính là hậu nhiễm trùng nặng. Như bệnh nhân thở máy nhiều, nằm lâu quá sẽ bị teo cơ, thậm chí phụ thuộc máy thời gian dài khiến phổi bị xơ.
Đối với những F0 đã âm tính, đang vận động mà bị ngộp thở, tức ngực, khó thở, khả năng vận động giảm cũng cần đi khám, đây là dấu hiệu đặc trưng của hậu nhiễm. Nếu phát hiện ra bệnh khác không liên quan đến Covid-19 như hen, suyễn…người bệnh sẽ phải điều trị theo phác đồ.
Người bệnh có dấu hiệu rối loạn tâm thần như hoảng loạn, bế tắc cũng cần đi khám. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không phải di chứng hậu nhiễm mà do đọc quá nhiều thông tin tiêu cực dẫn đến trạng thái lo âu, trầm cảm. Trường hợp này chỉ nên đi khám khi tình trạng bệnh có triệu chứng kéo dài nhiều tuần.
Nhóm không cần thiết phải đi khám hậu Covid-19: Là người không có triệu chứng hoặc vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường sau khỏi bệnh. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng: thở nặng nhọc, đau nhức tay chân, rụng tóc, hồi hộp, đánh trống ngực…có thể tự điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu và tập thở tại nhà. Rụng tóc thì bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, nhất là kẽm. Nếu đau cơ xương khớp thì uống thuốc giảm đau, tập luyện tăng cường vận động, làm việc nhà nhẹ nhàng. Mệt mỏi thì nên cố gắng ngủ đủ giấc, điều độ và nghỉ ngơi hợp lý…
Trường hợp qua thời gian dài cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc đã uống thuốc, tập vật lý trị liệu, bổ sung dinh dưỡng, viatmin, khoáng chất song không cải thiện, người bệnh cần đi khám. Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn, như sốt do sốt xuất huyết; khó thở do lao, hen suyễn…Do đó, thay vì mặc định đây là di chứng hậu Covid-19, người bệnh cần nên coi việc đi khám là một lần tầm soát bệnh định kỳ, tránh bỏ sót các bệnh nguy hiểm khác. Từ đó có chẩn đoán và phương án điều trị bệnh chính xác, phù hợp.
Người bệnh có thể khám với bác sĩ gia đình, bất kỳ bệnh viện nào mà không cần đến cơ sở y tế lớn. Điều này vừa tránh quá tải cho hệ thống y tế, vừa không tác động đến những bệnh nhân khác khiến họ hoảng sợ theo mà đổ xô đi khám hậu Covid-19. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin vẫn cần thực hiện nghiêm 5K để “không nhiễm bệnh – không di chứng”.
(Nguồn: Thanh Nga)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Nhu cầu in tài liệu, mua văn phòng phẩm Tập huấn bệnh Phong cho cán bộ Y tế cơ sở năm 2024 (26/9/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (26/9/2024)
- Nâng cao ý thức cộng đồng trong phòng chống dịch Covid-19 (21/1/2022)
- Sống chung không có nghĩa là mặc kệ (17/1/2022)
- Chủ động quản lý, theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm, tăng cường điều trị, giảm số ca chuyển nặng, ca tử vong vì Covid-19 (10/1/2022)
- Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động năm 2022 (28/12/2021)
- Khối thi đua các Trung tâm thuộc Sở Y tế tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2021 (23/12/2021)
- Bắt đầu chiến dịch tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho người dân (23/12/2021)
- Nâng cao hiệu quả điều trị F0 (20/12/2021)
- Quảng Ninh tiêm vắc-xin phòng Covid-19 liều nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu chống dịch (18/12/2021)
- Mất bao lâu người nhiễm Omicron mới bộc lộ triệu chứng? (18/12/2021)
- Bộ Y tế kiểm tra, giám sát công tác sử dụng vắc xin phòng Covid-19 (16/12/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều