Nước tăng lực ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Cập nhật: 28/6/2023 | 4:23:18 PM
Nhiều người ưa chuộng nước tăng lực vì cho rằng loại nước này giúp cơ thể khỏe khoắn, sảng khoái ngay lập tức nhưng đồ uống này chứa lượng đường và caffeine cao, có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Nước uống tăng lực chứa các thành phần chính như caffeine, đường bổ sung và những chất kích thích được cho phép như guarana, taurine, L-carnitine. Các chất này giúp bổ sung năng lượng, tăng khả năng tập trung, nâng cao trạng thái tinh thần, thể chất, thậm chí cung cấp một số vitamin và chất khoáng.
Nước tăng lực giúp bổ sung năng lượng, tăng khả năng tập trung nhưng vẫn nguy hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa).
Chuyên gia dinh dưỡng Brittany DeLaurentis, người sáng lập Brittany Lynn Nutrition cho biết nhiều người thích hương vị của nước tăng lực hơn cà phê vì nước tăng lực đem đến cảm giác khỏe mạnh ngay lập tức. Chính vì vậy, nước tăng lực trở thành đồ uống bổ sung dưỡng chất phổ biến nhất, bên cạnh vitamin tổng hợp.
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ, 30 - 50% thanh thiếu niên uống nước tăng lực. Tuy nhiên, loại thức uống này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
Tác dụng phụ của nước tăng lực
Dù nước tăng lực có khả năng đem lại những tác động tích cực như giúp người uống tỉnh táo, nâng cao hoạt động của não, tăng mức độ tập trung và phản ứng, song loại đồ uống này vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp
Uống quá nhiều nước tăng lực cũng có thể phần nào gây ra các vấn đề về tim. Trong một nghiên cứu với sự tham gia của 68 tình nguyện viên khỏe mạnh, các chuyên gia phát hiện người uống nước tăng lực chứa 240 mg caffeine có huyết áp tâm trương tăng đáng kể.
Với số lượng lớn, bất kỳ chất kích thích nào cũng có thể khiến nhịp tim không đều hoặc tăng huyết áp một cách nguy hiểm. Ngoài ra, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Chất gây nghiện đã phát hiện số trường hợp đến phòng cấp cứu liên quan đến nước tăng lực đã tăng từ khoảng 10.000 ca năm 2007 lên hơn 20.000 ca năm 2011.
Uống nhiều nước tăng lực làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp (Ảnh minh họa).
Rối loạn giấc ngủ
Một trong những tác động rõ ràng nhất là phần lớn những người uống nước tăng lực có chất lượng giấc ngủ kém, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ.
Tiến sĩ Alex Wittenberg, bác sĩ điều trị tâm thần cho người lớn, chia sẻ: “Uống quá nhiều caffeine có trong nước tăng lực có thể khiến các triệu chứng rối loạn lo âu, hoảng loạn và rối loạn giấc ngủ thêm trầm trọng".
Gây rối loạn tiêu hóa, béo phì
Giống với đa số các loại nước ngọt, nước tăng lực cũng chứa lượng đường cao. Ví dụ, một lon Red Bull 473ml chứa 50 gram đường; một lon Monster 473ml chứa 54 gam đường. Uống nhiều đường có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Theo thời gian, điều này dẫn đến stress oxy hóa và viêm nhiễm, góp phần gây ra một số bệnh mạn tính.
Hiện một số thương hiệu cho ra mắt nước tăng lực không đường nhưng vẫn chứa chất làm ngọt nhân tạo, có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Nước tăng lực chứa hàm lượng đường cao gây rối loạn tiêu hóa, béo phì (Ảnh minh họa).
Nước tăng lực có tốt cho sức khỏe không?
Một số hãng quảng cáo nước tăng lực của mình "lành mạnh hơn các loại khác" vì trong thành phần có chứa vitamin, chất khoáng, axit amin chuỗi nhánh và các dạng tự nhiên của caffeine.
Tuy nhiên, mọi người cần thận trọng với những quảng cáo như vậy. Nước tăng lực gắn mác lành mạnh vẫn có thể chứa nhiều caffeine và vượt quá lượng caffeine khuyến nghị là 400 mg/ngày.
Để tránh tiêu thụ quá mức caffeine và đường trong nước tăng lực, người tiêu dùng nên đọc nhãn dinh dưỡng, hiểu các thành phần được sử dụng và tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đưa ra quyết định sáng suốt.
(Nguồn: giadinhonline.vn)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Nhu cầu in tài liệu, mua văn phòng phẩm Tập huấn bệnh Phong cho cán bộ Y tế cơ sở năm 2024 (26/9/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (26/9/2024)
- 9 đồ vật trong nhà chứa ’ổ vi khuẩn’ bạn vẫn chạm vào mỗi ngày (27/6/2023)
- Cách ngăn ngừa dị ứng theo mùa (27/6/2023)
- Cách phòng tránh bệnh hô hấp trong ngày hè (25/6/2023)
- 8 việc nên làm mỗi sáng để tập trung (19/6/2023)
- Bác sĩ chia sẻ loại thực phẩm giúp đánh bại bệnh tật và sống lâu hơn (19/6/2023)
- Các nhà khoa học phát hiện lịch trình ngủ tốt nhất để sống thọ (8/6/2023)
- Cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ an toàn (31/5/2023)
- Cách phòng ngừa các bệnh dị ứng khi trời nóng nực (31/5/2023)
- Đánh răng mỗi ngày nhưng không phải ai cũng làm đúng cách (29/5/2023)
- 8 lý do bạn cần tiêu diệt nấm mốc nhanh nhất có thể (15/5/2023)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều