Nhai kẹo cao su: lợi trước hại sau
Cập nhật: 29/10/2012 | 8:06:27 PM
Nhai kẹo cao su có thể làm sạch răng, thơm miệng... nhưng kèm theo đó là nhiều tác hại như bệnh về dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, bệnh răng lợi…
Kẹo cao su là "cứu cánh"
Chị Linh, nhân viên bưu điện, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều khách hàng nên chị thường có thói quen nhai kẹo cao su để hơi thở được thơm tho. Vậy nên, gần 1 năm nay, kẹo cao su như người bạn song hành cùng chị. Cứ rảnh rỗi là chị lại nhai kẹo, thậm chí trước lúc đi ngủ chị cũng nhai.
Rồi chị rơi vào trạng thái chán ăn, ngày càng gầy đi, kèm theo ợ chua và thường xuyên đau bụng trên. Lo lắng, chị đến bệnh viện khám thì được bác sĩ cho biết, chị bị viêm loét dạ dày do thừa axit.
Sau khi nghe chị bộc bạch, bác sĩ xác định "thủ phạm" gây bệnh chính là kẹo cao su. Do lạm dụng kẹo cao su để giấu khiếm khuyết là mùi hôi từ miệng, vô hình dung chị tự làm mất đi cảm giác thèm ăn, khiến dịch vị và nước bọt tiết ra nhiều hơn. Dạ dày không có thức ăn để co bóp trong khi dịch vị vẫn tiết ra khiến dư thừa axit và gây ra viêm loét dạ dày.
Chữa bệnh dạ dày chưa xong, chị lại phải đối phó với tình trạng đau răng khiến chị ăn không ngon, ngủ không yên.
Nhai kẹo cao su: lợi trước hại sau
Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa răng hàm mặt, Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn thì hiện nay rất nhiều người sử dụng kẹo cao su để làm sạch răng, khử mùi hôi ở miệng hay giảm stress.
Không thể phủ nhận những mặt lợi thiết thực mà kẹo cao su mang đến, ví dụ như giải tỏa căng thẳng, làm sạch răng miệng, đánh bay mùi hôi miệng, làm cân bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa khi đi máy bay hoặc tàu xe qua ngầm, thông thoáng xoang tai, góp phần vào việc ngăn ngừa viêm tai, giúp người béo giảm cân...
Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo nếu lạm dụng kẹo cao su, kết quả sẽ đi ngược lại mong muốn, cụ thể, người nhai kẹo cao su nhiều sẽ dễ gặp các tình trạng như đầy hơi, đau dạ dày, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đường tiêu hóa, hỏng men răng…
Sở dĩ người nhai kẹo cao su thường xuyên gặp hiện tượng đầy hơi là do quá trình nhai khiến bạn nuốt nước bọt nhiều hơn, từ đó vô tình nuốt một lượng lớn không khí vào trong bụng, gây tình trạng đầy hơi, đầy bụng.
Nhai kẹo cao su cũng đẩy lùi cơn thèm ăn. Trong khi thức ăn không được đưa vào mà dịch vị và nước bọt ra nhiều sẽ làm dạ dày dư thừa axit gây bệnh viêm loét, đau dạ dày.
Kẹo cao su các loại hầu hết đều có chất bạc hà nên nhai quá nhiều trong ngày có thể làm xáo trộn đường ruột, gây bệnh về đường tiêu hóa. Thông thường, mọi người đều cho rằng kẹo cao su không có đường hoàn toàn vô hại. Nhưng thực tế, dù không đường, trong kẹo cao su cũng có các chất làm ngọt thay thế. Chính vì thế, khi nhai kẹo cao su sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn, điển hình là tiêu chảy và béo phì do tăng cân tiềm ẩn.
Một tác hại dễ nhận thấy nữa là nhai kẹo cao su nhiều lần trong ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, phá hỏng men răng. Vì thế, răng nhanh chóng bị xói mòn, mất lớp men bảo vệ bên ngoài, răng bị tổn thương, vi khuẩn gây sâu răng có thể tấn công bất kỳ lúc nào.
Các nhà khoa học Mỹ cũng đã chứng minh, việc lạm dụng nhai kẹo gây stress nặng cho răng. Không chỉ làm mỏi lợi và hàm, thậm chí động tác nhai đi nhai lại còn có thể dẫn tới đau nhức đầu và cổ, và khiến cho việc cử động hàm trở nên khó khăn.
Bác sĩ Huyền đưa ra lời khuyên, mỗi ngày không nên nhai kẹo cao su quá nhiều lần bởi nó sẽ nhanh chóng bị xói mòn, mất lớp men bảo vệ bên ngoài, sâu răng dễ dàng tấn công. Tốt nhất nên nhai kẹo cao su không đường và chỉ nên ăn 2-3 lần/ngày.
(Nguồn: bacsi.com)
- CDC Quảng Ninh: Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý hệ thống dây chuyền lạnh trong Tiêm chủng mở rộng (7/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá thuê thiết bị phục vụ khám sức khoẻ phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024 (7/10/2024)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Thuốc chống viêm - giảm đau - hạ sốt: Dùng thế nào cho đúng? (29/10/2012)
- 6 thói quen vô tình làm bạn già đi trông thấy (29/10/2012)
- Có hay không sóng điện từ gây hại cho cơ thể? (28/10/2012)
- Chỉ cần 5 phút, bạn sẽ ”khỏe hơn bao giờ hết” (27/10/2012)
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc tra mắt (26/10/2012)
- Đồng hồ báo thức Mối nguy hiểm cho sức khỏe (26/10/2012)
- 9 lý do thói quen ăn thịt hủy diệt Trái đất (26/10/2012)
- Tức giận Mối nguy hiểm cho sức khỏe (25/10/2012)
- Uống thuốc sắc như thế nào để hiệu quả? (24/10/2012)
- Nên tập thể dục vào buổi sáng hay tối? (23/10/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều