Các biện pháp phòng ngừa muỗi gây bệnh sốt xuất huyết
Cập nhật: 14/11/2022 | 10:08:52 AM
Những nơi đã từng phát sinh dịch sốt xuất huyết thì khả năng cao sẽ lại tiếp tục phát sinh dịch do quần thể muỗi gây bệnh vẫn còn, cần đặc biệt quan tâm các biện pháp phòng ngừa.
Không mở cửa sổ lúc sáng sớm
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết ngày càng có sức sống dai dẳng hơn, thậm chí có những con muỗi đã kháng thuốc. Nên có những nơi, dù đã phun thuốc diệt muỗi, vẫn bị sốt xuất huyết.
TS Phạm Thị Khoa, nguyên cán bộ Viện Sốt rét, ký sinh trùng Trung ương cho hay, khi đi điều tra về thực trạng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thì thấy rằng, những khu vực mà có số lượng muỗi chỉ 0,3 con/hộ gia đình là những khu vực ít/gần như không có khả năng bị bệnh sốt xuất huyết.
Do vậy, trong một hộ gia đình, chỉ cần có từ 1 con muỗi trở lên là có thể có nguy cơ bị lây nhiễm. Điều đặc biệt là quần thể muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tồn tại rất dai dẳng. Nếu năm ngoái đã bị mắc sốt xuất huyết thì khả năng lớn năm nay lại tiếp tục có người mắc ở khu dân cư đó.
Để phòng ngừa sốt xuất huyết, TS Phạm Thị Khoa cho hay nguyên tắc đầu tiên là phải diệt hết loăng quăng, không để các chum, vại chứa nước hoặc các chậu cây cảnh có nước. Những chậu cây phát lộc trong nhiều gia đình lâu ngày không thay nước cũng có thể là nơi phù hợp để muỗi sinh sôi.
Những nơi đã phát sinh ổ dịch sốt xuất huyết thì nguy cơ rất cao sẽ tiếp tục có dịch.
Nếu xung quanh nhà có các ao, mương nước… thì phải sử dụng chất diệt bọ gậy Hantephot hoặc Apat để rắc lên vùng có nước mỗi tuần 1 lần.
Đặc điểm của muỗi sốt xuất huyết là chỉ hoạt động vào ban ngày nên để phòng muỗi vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa lúc sáng sớm. Đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất.
Trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều, khi có nắng lên là muỗi ít hoạt động hơn. Khoảng thời gian nhập nhoạng tối, muỗi có thói quen bay vào nhà để tìm nơi trú ngụ nên cũng hạn chế mở cửa thời điểm này.
Muỗi thường thích tập trung ở nơi râm mát, ẩm ướt. Đối với các gia đình có vườn cây quanh nhà rộng, có thể diệt muỗi bằng cách phun cồn y tế vào gốc cây. Nếu nhà có nhiều rãnh nước thải xung quanh, hãy dùng dầu hỏa đổ lên mặt nước của rãnh nước thải, muỗi sẽ không thể đẻ trứng.
Dùng hương muỗi, chế phẩm thảo dược
TS Khoa khuyên, để phòng bệnh sốt xuất huyết, có thể sử dụng hương muỗi để đuổi muỗi ra khỏi nhà. Tuy nhiên hương muỗi chỉ làm muỗi ngất hoặc bay đi nơi khác chứ muỗi không chết, do đó khi dùng hương muỗi phải dùng liên tục ít nhất trong vòng 1 tuần. Sau khi đốt hương thì phải quét nhà để dọn sạch muỗi ngất đi. Khi nào không nhìn thấy có muỗi trong nhà thì mới ngừng đốt hương.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại dung dịch đuổi muỗi thảo dược để lau nhà cũng có tác dụng chống muỗi rất tốt. Đối với trẻ em có thể sử dụng các loại chế phẩm xịt chống muỗi thảo dược an toàn cho sức khỏe.
Việc phun hóa chất phải được thực hiện bởi các cơ quan y tế, nguyên tắc chỉ phun ở các khu đã phát sinh ổ dịch chứ không phun hóa chất để phòng ngừa vì nó ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
Vệ sinh sạch sẽ chum vại, chai lọ... để muỗi không còn nơi sinh sản.
Nếu gia đình bạn có điều kiện, có thể lắp đặt cửa chống muỗi ở tất cả các cửa và ô thoáng. Việc này giúp ngăn chặn muỗi xâm nhập vào bên trong nhà bạn, bảo vệ mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên cách này nên thực hiện đồng thời với nhiều cách khác, vì muỗi có thể không bay được vào nhà, nhưng bạn thì chắc chắn sẽ có lúc phải ra khỏi nhà. Khi đó cửa chống muỗi không thể bảo vệ được bạn nữa.
Nếu có sở thích trồng cây cảnh, thay vì các chậu cây cảnh kín mít, bạn hãy xen vào đó những cây đuổi muỗi hữu ích. Cây đuổi muỗi đó là cây ngũ gia bì, loài cây này có đặc tính ngăn không cho muỗi sinh sản. Ngoài ra còn có sả, húng lụi, húng quế, bạc hà, cây tùng thơm... Bạn có thể trồng nó ở cửa sổ, cửa chính hoặc trong vườn tùy thích.
Miếng dán chống muỗi được nhiều gia đình sử dụng. Miếng dán này thường được chiết xuất từ tinh dầu sả hay bạch đàn chanh. Cần lưu ý nguy cơ bị mần ngứa, phồng rộp da là rất gần, đặc biệt là đối với da của trẻ em còn non nớt, sức đàn hồi kém thì rất dễ phản tác dụng. Nếu sử dụng miếng dán chống muỗi, chỉ nên dùng sản phẩm của hãng có uy tín, ghi rõ thành phần.
Kem bôi chống muỗi cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Thị trường sản phẩm kem bôi chống muỗi rất phong phú, đa dạng. Bôi kem chống muỗi là một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa sốt xuất huyết. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng xấu với các hóa chất có trong kem chống muỗi, vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần của loại sản phẩm này trước khi sử dụng.
GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam khuyên, nếu nhà không trồng cây húng lủi, bạn có thể ra chợ mua một nắm húng lủi, vò nát, đặt trong góc nhà, nóc tủ, bệ cửa sổ… cũng có tác dụng ngăn muỗi trong 1-2 ngày. Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa. Trồng một vài chậu hoa cúc vạn thọ quanh nhà, ngoài vườn cũng là cách để hạn chế muỗi tấn công con người.
Người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi cắn như dùng kem chống muỗi, ngủ màn, tránh xa nơi có muỗi cắn để không bị nhiễm bệnh. Hiện nay tại Quảng Ninh và miền Bắc, sốt xuất huyết đang là đỉnh điểm của dịch nên người dân cần lưu ý chủ động phòng bệnh sớm.
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh, Việc phòng chống bênh sốt xuất huyết cần sự tham gia chung tay của tất cả các ban ngành đoàn thể hạt nhân chính là sự tham gia tích cực của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình thực hiện diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy triệt phá tận gốc nguồn sinh sản củamuỗi truyền bệnh.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- CDC Quảng Ninh: Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý hệ thống dây chuyền lạnh trong Tiêm chủng mở rộng (7/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá thuê thiết bị phục vụ khám sức khoẻ phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024 (7/10/2024)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao? (13/11/2022)
- Người già đối mặt nguy cơ kép: nhiễm cúm mùa và Covid-19 (11/11/2022)
- Đừng nhầm lẫn cúm B và sốt xuất huyết (8/11/2022)
- Bạn được bảo vệ bao lâu sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, 4? (7/11/2022)
- Phòng tránh như thế nào trong mùa cúm (4/11/2022)
- Cúm A và cúm B có khác nhau không? Cúm nào nguy hiểm hơn? (4/11/2022)
- 8 lời khuyên giúp phòng ngừa viêm da cơ địa mùa khô hanh (3/11/2022)
- Bị sốt xuất huyết, cần thực hiện nguyên tắc sau để tránh tử vong (30/10/2022)
- Uống đủ nước nhưng sai cách vẫn gây hại cho cơ thể (24/10/2022)
- Các căn bệnh có triệu chứng giống cảm cúm nhưng nguy hiểm hơn nhiều (12/10/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều