13 câu hỏi trước khi tiêm vaccine Covid-19
Cập nhật: 31/5/2021 | 10:17:09 AM
Mỗi người cần nhớ kỹ tiền sử dị ứng của mình để báo cho đơn vị tiêm chủng, tuân thủ sàng lọc trước tiêm, theo dõi kỹ lưỡng phản ứng cơ thể sau tiêm vaccine Covid-19.
- Vì sao cần tiêm vaccine Covid-19?
Tiêm vaccine nhằm tạo miễn dịch chủ động chống lại virus, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm mức độ nặng nếu không may lây nhiễm.
- Khi nào tôi không nên tiêm vaccine Covid-19?
Người có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ), mắc các bệnh cấp tính, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch liều cao trong vòng 7 ngày trở lại, sử dụng các thuốc chống đông máu... không nên tiêm vaccine.
- Tôi bị dị ứng có nên tiêm vaccine?
Tốt nhất, mọi người nghe bác sĩ tư vấn trước khi quyết định tiêm. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên tiêm hay không tùy theo mức độ tiền sử dị ứng. Người có tiền sử dị ứng nhẹ vẫn có thể tiêm, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm vaccine.
- Tôi có nên uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine?
Không nên tự uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm nếu không có chỉ định của bác sĩ, vì có thể làm che lấp triệu chứng dị ứng trong quá trình theo dõi sau tiêm chủng.
- Tôi đang điều trị bệnh nền có nên tiêm vaccine?
Người có bệnh nền mạn tính có nguy cơ cao mắc Covid nên cần thiết tiêm vaccine, tuy nhiên cần tư vấn, sàng lọc kỹ để loại trừ các bệnh lý có chống chỉ định tiêm vaccine.
- Tôi béo phì có nên tiêm vaccine?
Béo phì không phải là chống chỉ định, có thể tiêm vaccine.
- Độ tuổi nào được tiêm vaccine AstraZeneca, bao nhiêu tuổi không được tiêm?
Vaccine AstraZeneca dành cho người từ 18 tuổi trở lên. Người trên 65 tuổi cần cân nhắc trước khi tiêm.
- Tôi phải chuẩn bị gì trước, trong và sau tiêm vaccine?
Trước tiêm, mọi người cần nhớ kỹ lại tiền sử dị ứng trước đó để thông báo với người khám sàng lọc, chuẩn bị tâm lý thoải mái an tâm trước tiêm. Sau tiêm, đọc kỹ hướng dẫn theo dõi các phản ứng sau tiêm, kịp thời thông báo cho cơ sở y tế các triệu chứng bất thường quá mức.
- Các phản ứng phụ thường gặp khi tiêm vaccine Covid-19? Làm gì với mỗi phản ứng đó?
Các phản ứng phụ sau tiêm gồm:
Phản ứng tại chỗ: sưng, nóng đỏ, đau, nổi mẩn tại vị trí tiêm. Lúc này, cần chườm mát, để thoáng, không xoa bóp sờ nắn nhiều.
Phản ứng toàn thân: sốt, đau đầu, mỏi toàn thân, choáng váng nhẹ. Mọi người có thể dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau, uống nhiều nước, nghỉ ngơi, hạn chế vận động và làm việc nặng.
Các triệu chứng giảm dần và hết sau 48-72 giờ. Nếu cơ thể có phản ứng bất thường, mọi người cần kịp thời thông báo cho bác sĩ và cơ sở y tế tiêm chủng.
Chuẩn bị tiêm vaccine AstraZeneca tại Viện Pasteur TP HCM ngày 11/5. Ảnh: Hữu Khoa.
- Tôi có thể tiêm vaccine khi đang mắc Covid-19 không?
Khi mắc Covid-19, cơ thể tự sinh kháng thể nên không cần tiêm vaccine.
- Sau khi tiêm vaccine, tôi có cần ăn kiêng hoặc hạn chế nhiều hoạt động?
Sau khi tiêm không có chỉ định hạn chế thức ăn hay vận động gì đặc biệt. Có thể sinh hoạt bình thường nếu sức khỏe cho phép.
- Tự theo dõi sức khỏe bản thân như thế nào sau khi tiêm vaccine?
Sau tiêm, mọi người cần tự theo dõi các triệu chứng phản ứng sau tiêm đã nêu trên và vẫn cần thiết tuân thủ 5K gồm khẩu trang, khử khuẩn, khai báo y tế, khoảng cách, không tụ tập.
(Nguồn: vnexpress.net)
- CDC Quảng Ninh: Triển khai công tác y tế lao động 4 tháng cuối năm 2024 (13/9/2024)
- Kết quả phê duyệt nhà cung cấp mua vắc xin dịch vụ cho đơn vị (12/9/2024)
- Ổn định sức khỏe tinh thần sau hậu quả của siêu bão (12/9/2024)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh thiết lập mạng lưới phòng chống dịch sau bão số 3 (YAGI) (10/9/2024)
- SARS-CoV-2 tấn công phổi như thế nào? (27/5/2021)
- Những điều cần biết để hiểu rõ về quy định cách ly đối tượng F1, F2 (25/5/2021)
- COVID-19: Những triệu chứng đáng chú ý cả khi đã xét nghiệm âm tính (12/5/2021)
- Vắc xin Covid-19 nào là tốt nhất hiện nay? (5/5/2021)
- Dấu hiệu nhận biết đông máu sau tiêm vaccine Covid-19 (23/4/2021)
- 8 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không ngờ tới (22/4/2021)
- 9 thói quen tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ phản tác dụng (22/4/2021)
- Tại sao phụ nữ gặp phản ứng phụ từ vaccine COVID-19 nhiều hơn? (16/4/2021)
- Dấu hiệu mách bảo bạn đã mắc bệnh nguy hiểm của đường tiêu hóa (12/4/2021)
- 17 quan niệm sai lầm về ung thư (4/4/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều