Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Quảng Ninh: 50% ca mắc Sởi là người lớn

Cập nhật: 20/7/2018 | 3:39:10 PM

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, tính đến ngày 14/7/2018, toàn tỉnh giám sát được 66 ca sốt phát ban nghi Sởi tại 8/14 huyện, thị xã, thành phố, số xét nghiệm dương tính là 27 ca. Trong đó, 31/66 ca mắc ở lứa tuổi người lớn. Điều tra về tiền sử tiêm chủng thì đa số bệnh nhân mắc chưa tiêm phòng vắc xin Sởi.

Về xu hướng bệnh nhân mắc Sởi gia tăng ở người lớn, bác sĩ Trần Thị Diệp – Khoa Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Năm 2018 số ca mắc Sởi gia tăng, diễn biến này phù hợp với quy luật và chu kỳ của bệnh Sởi, sau 4 năm dịch  quay trở lại. Tuy nhiên, hiện nay số mắc tập trung nhiều ở người lớn là do nhiều nguyên nhân, có thể do người chưa từng mắc Sởi lúc nhỏ, chưa tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi hoặc tiêm phòng từ quá lâu, một số trường hợp trong lứa tuổi thuộc diện tiêm chiến dịch (lứa tuổi 16-17) không tiêm  do bị các bệnh cấp tính hoặc trong diện chống chỉ định tiêm nên nguy cơ bị mắc Sởi rất cao. Mặt khác, có những chủng sởi mới xuất hiện.  Bên cạnh đó, môi trường thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển trong đó có virut Sởi.”
Năm 2014, nước ta đã bùng phát dịch Sởi với số mắc và tử vong cao, để can thiệp chống dịch kịp thời Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai các chiến dịch: Tiêm vét vắc xin Sởi cho trẻ từ 9-18 tháng tuổi; tiêm vắc xin Sởi- Rubella cho trẻ từ 5-14 tuổi trong năm 2014-2015 và năm 2016 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi- Rubella cho trẻ 16-17 tuổi. Kết quả năm 2016-2017 toàn tỉnh Quảng Ninh không ghi nhận ca mắc Sởi.
Người lớn không nên chủ quan với bệnh Sởi
Mọi đối tượng chưa có miễn dịch, chưa tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi hoặc chưa từng bị mắc Sởi đều có thể mắc bệnh Sởi. Hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả nhất. Trẻ 9 tháng tuổi cần được tiêm phòng Sởi mũi 1, sau đó khi trẻ được 18 tháng cho trẻ tiêm 1 mũi  Sởi - Rubella. Người lớn chưa miễn dịch, đặc biệt phụ nữ trước khi có thai  nên tiêm phòng vắc xin Sởi- Quai bị- Rubella để phòng 3 bệnh trên. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng, chống bệnh như: Tránh tiếp xúc với người nghi mắc bệnh Sởi; nếu tiếp xúc với người bệnh thì cần đeo khẩu trang và  rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc dịch tiết của bệnh nhân; nên ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý, bổ sung  vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể; khi phát hiện người có các dấu hiệu nghi mắc Sởi, cần đến ngay cơ sở Y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

(Nguồn: Hải Ninh)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014