Bệnh sởi có xu hướng tăng: Làm sao để phòng ngừa cho trẻ?
Cập nhật: 28/11/2017 | 7:59:26 AM
Thời điểm giao mùa là điều kiện lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển gây bệnh cho người, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, một trong số các bệnh đáng lưu ý nhất là bệnh sởi.
Đã có trường hợp tử vong vì bệnh sởi tại Hà Nội
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 23-29/10, toàn thành phố đã ghi nhận thêm 11 ca sốt phát ban dạng sởi. Trong đó, 1 trường hợp tử vong.
Còn nhớ dịch sởi năm 2014 đã có hàng chục ngàn trẻ bị sốt phát ban dạng sởi và trên 140 trẻ tử vong. Đó là mùa dịch mà nhiều năm sau người ta vẫn sẽ nhắc về mức độ khốc liệt của nó cùng với sự lúng túng trong phòng chống dịch sởi đã để lại những hậu quả nặng nề. Đây là bài học đắt giá, cảnh báo chúng ta không để mất cảnh giác lần nữa.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
“Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus sởi tuy yếu, chỉ sống khoảng 31 giờ ngoài môi trường, nhưng sởi lây trực tiếp qua đường hô hấp, đôi khi gián tiếp qua đồ vật mới dính chất tiết mũi họng của người bệnh. Mức lây truyền của sởi rất dữ, trẻ mắc sởi khi ho và hắt hơi sẽ phát tán rất nhiều vi rút sởi ra ngoài không khí, một người có thể lây cho 20 người” - BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi Đồng 1) cho biết.
Theo BS Khanh, khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7-14 ngày, trẻ thường sốt ngày càng cao kèm theo ho, sổ mũi nhiều. Sau sốt 2-3 ngày bắt đầu xuất hiện nốt ban, lúc đầu ở tai sau đó lan ra dần từ mặt xuống chân, khi ra ban trẻ vẫn còn sốt rất cao và ho nhiều, có trẻ còn kèm tiêu chảy. Thông thường, từ 3-4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.
Nốt ban xuất hiện ở mặt, sau đó lan dần xuống cơ thể (Hình minh họa)
Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, trẻ càng nhỏ càng dễ biến chứng như viêm phổi, viêm tai, tiêu ra máu, viêm não, lâu dài làm suy dinh dưỡng còi cọc...
Chăm sóc trẻ bị sởi như thế nào?
Việc chăm sóc đúng cách sẽ là “chìa khóa” quan trọng giúp trẻ chóng lành bệnh. Cha mẹ cần lưu ý thực hiện cách ly trẻ bệnh với những trẻ lành khác, ít nhất 4 ngày sau khi ra ban. Đặc biệt, người chăm sóc phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ mắc bệnh.
Một sai lầm nhiều người mắc phải đó là kiêng tắm, kiêng gió tuyệt đối, điều này sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.
Kiêng tắm sẽ làm bệnh trầm trọng hơn (Hình minh họa)
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A (theo hướng dẫn của bác sĩ) để bảo vệ đôi mắt của trẻ.
Trong trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ có thể lau mát, cho uống thuốc hạ sốt paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đừng lo lắng nếu trẻ sợ vị đắng của thuốc vì hiện nay trên thị trường đã có loại thuốc hạ sốt dạng gói mang hương vị thơm ngọt của trái cây, trẻ sẽ cảm thấy dễ uống hơn và vẫn có tác dụng hạ sốt nhanh. Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày, nếu trẻ sốt cao khó hạ, li bì, co giật, mệt hơn, thở bất thường, tiêu chảy… được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng.
Khi trẻ số trên 38,5 độ thì có thể cho uống thuốc hạ sốt (Hình minh họa)
Chích ngừa sởi - “Tấm khiên” phòng bệnh cho trẻ
BS Trương Hữu Khanh cho biết, phần nhiều trẻ mắc sởi là do cha mẹ đã “bỏ quên” việc chủng ngừa sởi cho trẻ, nhất là việc chủng ngừa đủ 2 mũi nhằm tạo miễn dịch suốt đời cho trẻ. Do vậy, việc tiêm ngừa đúng thời điểm và tiêm đầy đủ 2 mũi là rất cần thiết và cần phải được duy trì thường xuyên chứ không đợi dịch đến mới tuyên truyền hay đổ xô đi tiêm phòng theo kiểu “cắt ngọn”.
Vị “bác sĩ nhi đồng” khuyến cáo: “Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ bỏ mũi sởi đơn lúc 9 tháng, nếu do bệnh không chích được thì chích càng sớm càng tốt, trễ ít tốt hơn trễ nhiều, trễ còn hơn không. Nếu 1 số nơi đồng ý chích 3 trong 1 (MMR) lúc 9 tháng thì có thể chích nhưng phải nhắc lại lúc 12-15 tháng. Lúc 18 tháng, chương trình TCMR có nhắc 2 trong 1 (MR) để nhắc sởi và ngừa thêm rubellla, cha mẹ cần lưu tâm để đưa trẻ tiêm ngừa đúng lịch”.
BS Khanh còn cho biết thêm, vắc-xin ngừa sởi đang dùng ở Việt Nam là loại rất tốt và an toàn, đã qua ngoại kiểm của Nhật, do đó không nên lo lắng về biến chứng vắc-xin tiêm ngừa sởi.
(Nguồn: afamily.vn)
- CDC Quảng Ninh: Triển khai công tác y tế lao động 4 tháng cuối năm 2024 (13/9/2024)
- Kết quả phê duyệt nhà cung cấp mua vắc xin dịch vụ cho đơn vị (12/9/2024)
- Ổn định sức khỏe tinh thần sau hậu quả của siêu bão (12/9/2024)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- CDC Quảng Ninh thiết lập mạng lưới phòng chống dịch sau bão số 3 (YAGI) (10/9/2024)
- Mùa lạnh phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus (19/11/2017)
- Bệnh sởi và biến chứng hô hấp (10/11/2017)
- Những lưu ý khi trị tiêu chảy cấp cho trẻ tại nhà (3/11/2017)
- Cách tránh mắc bệnh sởi, rubella trong mùa đông xuân (1/11/2017)
- Không chủ quan với bệnh bạch hầu (26/10/2017)
- Khuyến cáo chủ động phòng chống dịch mùa mưa lũ (14/10/2017)
- Thương hàn, bệnh dễ mắc sau lũ lụt (13/10/2017)
- Tất tật những điều cần biết về bạch hầu (11/10/2017)
- Khuyến cáo phòng chống dịch tay chân miệng (10/10/2017)
- Những điều cần biết về viêm màng não - Căn bệnh có thể tấn công bất kỳ ai (7/10/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều