CDC Quảng Ninh chủ động phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão
Cập nhật: 24/9/2024 | 4:56:21 PM
Nhằm kiểm soát mật độ véc tơ, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch, khu vực nguy cơ cao góp phần làm giảm tỷ lệ mắc, tử vong do sốt xuất huyết Dengue, ngày 24/9/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều tổ chức phun diệt côn trùng phòng, chống dịch tại khu Vĩnh Quang 2, phường Mạo Khê (thị xã Đông Triều).
Đây là khu vực có diện tích rộng, dân cư đông, nhiều cây cối, khu nhà trọ, chợ và điều kiện ăn ở sinh hoạt chật chội cùng với ý thức của người dân về dọn dẹp vệ sinh chưa cao đã khiến số ca mắc sốt xuất huyết và số lượng muỗi tại khu vực gia tăng nhanh chóng.
Cán bộ CDC Quảng Ninh thực hiện phun diệt côn trùng bằng máy phun cỡ lớn tại khu Vĩnh Quang 2, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều
Theo đó, CDC Quảng Ninh đã tổ chức thực hiện phun diệt phòng chống sốt xuất huyết tại các khu vực nguy cơ cao bằng máy phun cỡ lớn và máy phun mù nhiệt xách tay với tổng diện tích phun khoảng 30.000 m2. Bên cạnh đó, để chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, CDC Quảng Ninh cũng phối hợp cùng với Trung tâm y tế Đông Triều và Trạm Y tế phường Mạo Khê tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân; giám sát ca bệnh, giám sát ổ dịch và giám sát tình hình muỗi truyền bệnh để đánh giá nguy cơ và cảnh báo dịch tại khu vực phun diệt.
Máy phun cỡ lớn cho hiệu quả cao với tốc độ dòng phun cao hơn các loại máy thông thường khác
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay miền Bắc ghi nhận 20.214 trường hợp sốt xuất huyết, cao hơn 34% so với cùng kì năm 2023 (15.037 trường hợp). Tại Quảng Ninh, tính đến ngày 23/9 ghi nhận 134 ca mắc sốt xuất huyết tại 11/13 huyện/thị xã/thành phố (trừ Cô Tô, Tiên Yên). Chỉ trong tháng 9, toàn tỉnh ghi nhận 46 ca mắc mới, số ca mắc tập trung chủ yếu ở Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều. Hiện chưa ghi nhận trường hợp sốt xuất huyết nặng và tử vong do sốt xuất huyết.
Phun tại khu vực nhà dân bằng máy phun mù nhiệt xách tay
Ảnh hưởng sau mưa bão cùng với sự ô nhiễm môi trường, là điều kiện thuận lợi để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sinh trưởng và phát triển khiến dịch bệnh sốt xuất huyết dễ bùng phát trên diện rộng nếu không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống. Để chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh này, CDC Quảng Ninh đã và đang tăng cường phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh truyền thông dưới nhiều hình thức; phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Đồng thời đẩy mạnh công tác giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, rà soát các điểm nóng về dịch bệnh sốt xuất huyết, các điểm ổ dịch cũ, điểm có số ca mắc cao, chỉ số côn trùng cao, khi có dấu hiệu bất thường khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai phun hóa chất dập dịch diện rộng, giảm nhanh mật độ véc tơ truyền bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác xử lý ổ dịch, chủ động mở rộng phạm vi xử lý ổ dịch đảm bảo không để ổ dịch lây lan và kéo dài. Chuẩn bị đầy đủ cơ số hóa chất, máy phun, sẵn sàng đáp ứng khi dịch sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng.
Cán bộ Trạm Y tế phường Mạo Khê tuyên truyền các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết cho người dân
Để ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết, ngoài sự vào cuộc của ngành y tế và chính quyền địa phương trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch thì mỗi gia đình, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự phòng bệnh cho mình bằng các biện pháp đơn giản như: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng; Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh…; Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng; Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi… để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Khi có các dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, không nên tự ý điều trị ở nhà đến khi chuyển nặng mới đến cơ sở y tế thì nguy cơ tử vong rất cao.
Thanh Nga (CDC)
- CDC Quảng Ninh: Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý hệ thống dây chuyền lạnh trong Tiêm chủng mở rộng (7/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá thuê thiết bị phục vụ khám sức khoẻ phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024 (7/10/2024)
- Báo cáo công khai dự toán Quý III năm 2024 (4/10/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (2/10/2024)
- ƯU ĐÃI KHI TIÊM VẮC XIN 6IN1 HEXAXIM (PHÁP) TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (1/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (27/9/2024)
- Thẩm định Hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (27/9/2024)
- Nâng cao nhận thức về điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (27/9/2024)
- CDC Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho hơn 3000 người lao động tại huyện Hải Hà (19/9/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch bệnh sau mưa bão (19/9/2024)
- Đào tạo đọc phim X-quang các bệnh bụi phổi theo phân loại của tổ chức Lao động quốc tế tại Quảng Ninh (18/9/2024)
- CDC Quảng Ninh tập huấn triển khai giám sát trọng điểm HIV năm 2024 (17/9/2024)
- CDC Quảng Ninh: Triển khai công tác y tế lao động 4 tháng cuối năm 2024 (13/9/2024)
- Ổn định sức khỏe tinh thần sau hậu quả của siêu bão (12/9/2024)
- PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH SAU BÃO (11/9/2024)
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia thu dọn rác sau bão để phòng, chống dịch bệnh (11/9/2024)
- Giám sát hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau cơn bão số 03 (11/9/2024)
- Tập huấn công tác y tế và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ (10/9/2024)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều