Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Phòng tránh nước ăn chân mùa mưa, bão

Cập nhật: 2/8/2019 | 8:51:57 AM

Bão và áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa giông, cùng với hiện tượng triều cường, ngập lụt,… là điều kiện thuận lợi để các bệnh ngoài da có điều kiện phát triển nhanh chóng, trong đó có bệnh nước ăn chân.

Mùa mưa, bão khổ vì nước ăn chân
Nghe tin cơn bão số 3 (bão WIPHA) sắp đổ bộ vào Quảng Ninh kéo theo mưa giông, Chị Ly, Phường Hồng Hải, TP Hạ Long lại lo lắng bởi chứng bệnh nước ăn chân của chị cứ khi trời mưa lại tái phát. Chị Ly cho biết: “Mỗi lần mưa to, ngõ nhà tôi nước chảy xối xả, muốn đi đâu cũng phải bì bõm lội nước. Cứ bôi thuốc đỡ được một thời gian thì mưa, bão lại bị trở lại”. Còn Anh Tuấn, khu 5 phường Hồng Hải thì sốt ruột mỗi khi mùa mưa bão về vì lo cho đứa con gái 12 tuổi, đi ra đường phải lội nước là con bé lại bị mẩn ngứa ở lòng bàn chân và các ngón chân. 

“Nước ăn chân” là bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và rất lâu khỏi nếu người bệnh không xử lý đúng cách (Ảnh- Hải Ninh)

Dấu hiệu của bệnh nước ăn chân
Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Da liễu và Phòng chống mù lòa tại cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh, nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường xảy ra ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt. Bệnh có các biểu hiện như: Tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ ngón chân; thường bị ở các kẽ ngón, nhất là các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, kẽ ngón chân áp út; màu da khu vực bị bệnh đỏ ướt.
Thậm chí ở lòng bàn chân, gót chân, cạnh ngoài của bàn chân cũng có thể bị mụn nước hoặc có vảy nhỏ mịn, gây ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của người bệnh.
Phòng và điều trị nước ăn chân
Để phòng bệnh nước ăn chân trong mùa mưa, người dân cần giữ chân sạch, sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý giữ các kẽ ngón chân không để bẩn và ẩm ướt. Nên rửa tay sau khi chạm vào chân để tránh lây lan ra những vùng da khác trên cơ thể. Không dùng móng tay gãi ngứa vì thế có thể làm xây xước chỗ ngứa, dễ nhiễm khuẩn hơn.
Để chữa trị nước ăn chân có nhiều phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Trước tiên, người bệnh cần phải rửa sạch chân bằng nước muối ấm, sau đó lau khô bằng khăn bông sạch và  bôi thuốc chống nấm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống nấm có hoạt chất Ketoconazol hoặc Clotrimazol, …. có thể sử dụng để bôi.
Trường hợp nếu bị nặng như: Các kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ… người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị. Đặc biệt người dân không dùng thuốc bôi có thành phần Corticoid để điều trị bệnh nấm da nói chung trong đó có bệnh nấm kẽ chân, vì thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ có hại ảnh hưởng tới da như: teo da, rạn da, và tạo cơ hội cho nấm phát triển nhiều hơn. Bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Da Liễu và Phòng chống mù lòa tại cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo đến người dân.

(Nguồn: Thu Giang)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014