WHO tuyên bố giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc
Cập nhật: 30/1/2023 | 9:04:44 AM
Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus nói rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc vì số ca tử vong vẫn gia tăng, trong khi ứng phó toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng vẫn còn hạn chế.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Ngày 27/1, Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp để thảo luận về việc liệu tình hình dịch COVID-19 hiện nay còn tương ứng với mức báo động toàn cầu cao nhất hay không.
Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp của Ủy ban, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch vẫn chưa kết thúc vì số ca tử vong vẫn gia tăng, đồng thời cảnh báo rằng ứng phó toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng "vẫn còn hạn chế."
Ông Tedros nói: "Khi chúng ta bước vào năm thứ 4 của đại dịch, chắc chắn chúng ta đang ở vị thế tốt hơn nhiều so với một năm trước, khi làn sóng dịch bệnh (do biến thể Omicron gây ra) lên đến đỉnh điểm và WHO đã ghi nhận hơn 70.000 ca tử vong mỗi tuần."
Theo Tổng giám đốc WHO, tỷ lệ tử vong hằng tuần đã giảm xuống dưới 10.000 ca vào tháng 10/2022 nhưng đã tăng trở lại kể từ đầu tháng 12/2022.
Tổng giám đốc WHO cho biết các vaccine phòng bệnh, xét nghiệm và phương pháp điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc cứu mạng sống của các bệnh nhân, ngăn ngừa bệnh trở nặng và giảm bớt áp lực cho các hệ thống y tế và nhân viên y tế.
Tuy nhiên, ông cho rằng ứng phó toàn cầu với dịch bệnh vẫn còn lúng túng vì ở nhiều quốc gia, các công cụ mạnh mẽ, cứu mạng này vẫn chưa đến được với những người dân cần nhất - đặc biệt là người già và nhân viên y tế.
Ngoài ra, niềm tin của công chúng vào các công cụ phòng chống COVID-19 này đang bị xói mòn bởi "một loạt" thông tin sai lệch và xuyên tạc, trong khi các hệ thống y tế vẫn đang phải vật lộn để đối phó với gánh nặng của COVID-19.
Ủy ban độc lập trên họp 3 tháng một lần để thảo luận về đại dịch và báo cáo với Tổng giám đốc WHO, người sau đó sẽ quyết định liệu COVID-19 có còn là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không.
Trên toàn thế giới, gần 665 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 6,7 triệu ca tử vong đã được báo cáo lên WHO. Tuy nhiên, cơ quan y tế này của Liên hợp quốc luôn nhấn mạnh rằng con số thực sẽ còn cao hơn nhiều.
Trong khi đó, hơn 13,1 tỷ liều vaccine phòng ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên toàn thế giới./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Giao lưu bóng đá CDC Quảng Ninh và Trung tâm Y tế Than KV Mạo Khê (27/3/2023)
- WHO: Việt Nam trong giai đoạn “quản lý bền vững” đối với dịch COVID-19 (27/3/2023)
- WHO cảnh báo số ca tử vong do bệnh lao tại châu Âu đang tăng trở lại (27/3/2023)
- CDC Quảng Ninh: Nâng cao năng lực giám sát, phòng chống bệnh sốt rét (24/3/2023)
- Ra mắt Câu lạc bộ Bóng bàn CDC Quảng Ninh (24/3/2023)
- Vì sao ngày càng nhiều virus mới xuất hiện? (22/3/2023)
- Thời tiết thay đổi, người mắc viêm xoang gặp những khó chịu gì? (22/3/2023)
- Ngày Nước thế giới: Thay đổi để bảo vệ “huyết mạch” của nhân loại (22/3/2023)
- Thái Lan: 80% dân số có ’miễn dịch lai’ sau tiêm chủng và mắc COVID-19 (30/1/2023)
- Vaccine cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới nhất của Omicron (27/1/2023)
- Giới khoa học cảnh báo mối đe dọa ở châu Á từ muỗi siêu kháng thuốc (11/1/2023)
- WHO xem nhẹ tác động của COVID-19 ở Trung Quốc đối với châu Âu (11/1/2023)
- Giới chức Liên minh châu Âu cảnh báo các biến thể mới của SARS-CoV-2 (4/1/2023)
- Dịch cúm lợn lây lan tại Nga, có thể gây biến chứng nguy hiểm (30/12/2022)
- Những dấu ấn y học lớn nhất thế giới 2022 (27/12/2022)
- Bộ trưởng Y tế: Phòng, chống ung thư là thách thức lớn với y học (15/12/2022)
- Nhìn lại thế giới năm 2022: Ứng phó với nguy cơ ’dịch chồng dịch’ (15/12/2022)
- CDC Mỹ khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang trở lại (13/12/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều