Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả 90%, dự kiến 50 triệu liều ra lò trong năm

Cập nhật: 10/11/2020 | 7:34:00 AM

Vắc xin Covid-19 được phát triển bởi 2 công ty: Pfizer Inc. (Mỹ) và BioNTech SE (Đức) đã cho thấy khả năng ngăn ngừa đến 90% ca bệnh có triệu chứng, ở thử nghiệm lâm sàng trên 10.000 tình nguyện viên.

Vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả đến 90%

Kết quả này được xem là một trong những bước đột phá mới nhất trong cuộc chiến của loài người với đại dịch.

Vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả 90%, dự kiến 50 triệu liều ra lò trong năm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

“Đây là tin tức tốt nhất cho thế giới, cho nước Mỹ và lĩnh vực y tế cộng đồng. Mọi thứ diễn ra vượt quá mong đợi của chúng tôi”, Phó Chủ tịch Pfizer, ông William Gruber, nhận định về kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Covid-19.

Theo chia sẻ, trước khi thử nghiệm, đội ngũ nghiên cứu ước tính rằng, hiệu quả sinh miễn dịch của vắc xin cao nhất chỉ nằm trong khoảng 60%-70%. Do đó, con số 90% theo thực tế là một thành công lớn.

Chiến thắng thuộc về khoa học

“Kết quả này cho thấy rằng, Covid-19 có thể kiểm soát được. Chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về khoa học”, Giám đốc điều hành BioNTech, ông Ugur Sahin cho hay.

Vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả 90%, dự kiến 50 triệu liều ra lò trong năm - 2

Theo thông tin từ đơn vị nghiên cứu, loại vắc xin này được sản xuất dựa vào công nghệ mARN, vốn chưa từng được sử dụng cho một loại dược phẩm được cấp phép nào. Các nhà khoa học sẽ sử dụng chuỗi mARN có khả năng “dạy” cho các tế bào trong cơ thể, để chúng trở thành các nhà máy sản xuất vắc xin.

Cụ thể, tế bào sẽ tạo ra các gai protein y hệt như cấu trúc virus SARS-CoV-2 sử dụng để bám lên tế bào vật chủ. Các gai được tế bào sản xuất ra sẽ kích thích hệ miễn dịch xây dựng đội quân kháng thể đặc hiệu, để chống lại virus SARS-CoV-2.

Công nghệ vắc xin mARN được đánh giá giúp cơ thể sinh miễn dịch nhanh hơn các công nghệ truyền thống.

Giống như nhiều dòng vắc xin Covid-19 đang được thử nghiệm khác, sản phẩm của Pfizer Inc. và BioNTech SE được bào chế dưới dạng tiêm 2 liều.

50 triệu liều vắc xin Covid-19 sẽ ra lò trong năm nay

Các nhà sản xuất hy vọng rằng, dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin Covid-19 sẽ được hoàn thành vào tuần thứ ba của tháng 11 năm nay. Nếu mọi chuyện diễn ra theo kế hoạch, họ có thể xin cấp phép lưu hành vắc xin khẩn cấp tại Mỹ ngay trong tháng này.

Vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả 90%, dự kiến 50 triệu liều ra lò trong năm - 3

Với các kết quả đầy hứa hẹn, tính đến thời điểm hiện tại, "gã khổng lồ" trong lĩnh vực dược phẩm của Mỹ và cộng sự đến từ nước Đức đang trên đà cho ra mắt vắc xin Covid-19 đầu tiên của thế giới.

Mới đây, họ cũng đã ký hợp đồng cung cấp hàng chục ngàn liều vắc xin với chính phủ nhiều nước.

“Hết năm 2020, sẽ có khoảng 50 triệu liều vắc xin dự kiến được xuất xưởng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, chúng tôi dự tính có thể sản xuất 1,3 tỷ liều, đủ để chủng ngừa cho 650 triệu người”, William Gruber cho biết.

Hiện tại, ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua sản xuất vắc xin Covid-19 này cũng đang đối mặt với không ít vấn đề. Trước hết, phần lớn tình nguyện viên vừa được tiêm liều vắc xin thứ hai cách đây không lâu. Do đó, vẫn chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ kéo dài trong bao lâu.

Dữ liệu về tính sinh miễn dịch cũng như độ an toàn của vắc xin trên một số nhóm đối tượng đặc biệt, ví dụ như người già, vẫn còn rất ít ỏi.

Dù vẫn còn nhiều điều cần làm sáng tỏ và các dữ liệu phải bổ sung, nhưng phía nhà sản xuất khẳng định rằng, đây là loại vắc xin Covid-19 rất hứa hẹn.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014