Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Ưu tiên các hoạt động giám sát kiểm soát kháng thuốc kháng sinh

Cập nhật: 21/12/2018 | 9:32:31 AM

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc kháng sinh. Dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 10 triệu người tử vong do bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Việt Nam hiện nay được xếp vào trong nhóm các nước kháng thuốc kháng sinh cao nhất, do việc sử dụng thuốc kháng sinh rộng rãi và kéo dài không đúng chỉ định.
Thông tin trên được đại diện Bộ Y tế đưa ra tại hội thảo định hướng hoạt động phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng, do Bộ Y tế cùng Quỹ Unilever Việt Nam - Nhãn hàng Lifebuoy tổ chức ngày 20/12 tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho hay, vấn đề kháng thuốc kháng sinh hiện nay là vấn đề nan giải nhất. Nhiều người bệnh kháng thuốc kháng sinh dẫn tới kéo dài thời gian điều trị, bệnh nặng dẫn tới tử vong.
Nếu không có những giải pháp kịp thời ngăn chặn tình trạng kháng thuốc thì tương lai sẽ phải đối mặt với việc loài người không còn vũ khí quan trọng để chống lại các bệnh nhiễm trùng, bệnh do vi khuẩn, nguy cơ này đang hiện hữu trước mắt.
Phó giáo sư Trần Đắc Phu dẫn chứng, các báo cáo, thông tin phản ánh từ Bệnh viện Nhi Trung ương và một số các bệnh viện khác cho thấy có bệnh nhân bệnh viện không điều trị được do không biết dung kháng sinh nào để sử dụng, do bệnh nhân đã kháng thuốc kháng sinh.
Về mặt dịch tễ, nhìn lại vụ dịch sởi bùng phát vào năm 2014-2015, lúc đầu bên điều trị cho rằng dịch sởi bùng phát là do virus sởi biến đổi với độc lực cao, biến đổi virus, tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu các kết quả cho thấy do nhiễm khuẩn bệnh viện chéo ở các bệnh nhân. Một số bệnh nhân đã kháng kháng sinh khiến cho công tác điều trị không còn tác dụng và rất khó khăn.
Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh không được kiểm soát chặt chẽ đang làm gia tăng nhanh tình trạng kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng, dẫn đến các hậu quả về sức khỏe người dân và cần có những nỗ lực để ngăn chặn, phòng chống hậu quả của tình trạng này.
Tại Việt Nam, các hoạt động phòng chống kháng thuốc hiện nay mới chủ yếu tập trung trong việc kê đơn thuốc kháng sinh giám sát và phòng chống tại các cơ sở điều trị trong hệ thống y tế công lập, chưa tập trung đến việc nhận thức, thay đổi hành vi sử dụng thuốc kháng sinh của người dân, chưa thiết lập được hệ thống giám sát đủ mạnh, cơ sở dữ liệu đầy đủ về kháng thuốc để thực hiện hiệu quả các hoạt động.
Tại hội thảo, các ý kiến đưa ra đã xác định các ưu tiên về hoạt động giám sát, nghiên cứu, kiểm soát kháng thuốc kháng sinh cùng các hoạt động phối hợp trong phòng chống kháng thuốc tại cộng đồng trong thời gian tới.
Bộ Y tế và Quỹ Unilever Việt Nam sẽ nhân rộng các kế hoạch đẩy mạnh rửa tay với xà phòng, phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng tại một số bệnh viện thí điểm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đẩy mạnh hoạt động phòng chống dịch bệnh, rửa tay với xà phòng nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cáo ý thức của người dân về vệ sinh cá nhân./.

Kháng thuốc kháng sinh đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất của Thế kỷ 21 và đang có gia tăng với mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới, làm ảnh hưởng đến an ninh y tế của các quốc gia cũng như toàn cầu. 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh không được kiểm soát chặt chẽ đang làm gia tăng nhanh tình trạng kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng, dẫn đến các hậu quả về sức khỏe người dân.

(Nguồn: vietnamplus.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014