Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Số hóa quản lý sức khỏe - Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh

Cập nhật: 29/10/2017 | 4:56:41 PM

Cùng với Hà Nội, Quảng Nam, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh là tỉnh thứ 5 trong toàn quốc thí điểm thực hiện mô hình quản lý sức khỏe toàn dân. Mặc dù thực hiện sau cùng nhưng Quảng Ninh đang rất nỗ lực triển khai hiệu quả nhiệm vụ này với nhiều cách làm sáng tạo.

hồ sơ sức khỏe cá nhân sẽ giúp mỗi người dân được quản lý, theo dõi, tư vấn sức khỏe trọn đời, từ khi lọt lòng mẹ đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Trong ảnh: Các bác sỹ tổ chức khám và lập hồ sơ điện tử cho người dân tại trạm y tế phường Hồng Phong, TX Đông Triều
Hồ sơ sức khỏe cá nhân sẽ giúp mỗi người dân được quản lý, theo dõi, tư vấn sức khỏe trọn đời, từ khi lọt lòng mẹ đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Trong ảnh: Lập hồ sơ sức khỏe cho người dân tại Trạm Y tế xã Hồng Phong, TX Đông Triều.

Theo đó, tháng 4/2017, UBND tỉnh đã có Kế hoạch thí điểm thực hiện mô hình quản lý sức khỏe toàn dân tại 14/14 địa phương trong tỉnh. Mục đích là ứng dụng CNTT trong quản lý cơ sở dữ liệu và quản lý sức khỏe toàn dân tỉnh Quảng Ninh; thiết lập hồ sơ điện tử quản lý sức khỏe cho mỗi người dân trên địa bàn tỉnh, có các thông tin cơ bản về sức khỏe, được cập nhật, bổ sung thường xuyên. Thông tin trong hồ sơ sẽ được sử dụng cho công tác theo dõi sức khỏe, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân; dự báo tình trạng sức khỏe cộng đồng và mô hình bệnh tật làm cơ sở thực hiện các can thiệp dự phòng, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng; từng bước thay thế hệ thống ghi chép, báo cáo của tuyến y tế cơ sở. Hồ sơ sức khỏe phải đáp ứng các yêu cầu: Quản lý tập trung theo mã định danh y tế duy nhất; phân quyền, phân cấp truy cập thông tin theo quy định; đảm bảo tính an ninh, an toàn, bảo mật thông tin.

Các trạm y tế xã, phường, thị trấn, cơ quan y tế, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, đơn vị hệ dự phòng tuyến tỉnh, bệnh viện và Sở Y tế trực tiếp tham gia quản lý sức khỏe toàn dân. Theo kế hoạch, có khoảng 1.200.000 người dân thường xuyên sinh sống và làm việc (có hộ khẩu thường trú) tại tỉnh được quản lý sức khỏe.

Để thực hiện hiệu quả thí điểm thực hiện mô hình quản lý sức khỏe toàn dân, Sở Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức 8 cuộc họp để lấy ý kiến đóng góp của thủ trưởng các đơn vị, cán bộ có nhiều kinh nghiệm hiện đang phụ trách từng chương trình, dự án chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý sức khỏe toàn dân cho cán bộ, bác sĩ, nhân viên toàn ngành Y tế. Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng tổ chức 4 cuộc làm việc với Tập đoàn Viettel lấy ý kiến đóng góp để xây dựng phần mềm thống kê, quản lý sức khỏe toàn dân.

Đến nay, toàn tỉnh đã khởi tạo được trên 160.000 hồ sơ, chiếm trên 13% dân số. Các địa phương Tiên Yên, Ba Chẽ, Đông Triều thực hiện tiến độ đạt cao, đều trên 26%. Bà Đào Thị Kim Dung, Trưởng Phòng Y tế TX Đông Triều, cho biết: Chúng tôi xác định việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nhằm phát huy vai trò của y tế cơ sở. Vì vậy, ngay từ khi có kế hoạch của tỉnh, Phòng Y tế đã tham mưu cho UBND thị xã xây dựng kế hoạch triển khai việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn TX Đông Triều, đồng thời xây dựng Ban Chỉ đạo. Để sớm hoàn thành việc khám và lập hồ sơ sức khỏe cho người dân đúng kế hoạch, chúng tôi đã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác khám và lập hồ sơ đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho từng trạm y tế. Phối hợp với địa phương tuyên truyền ở hội nghị, trên hệ thống loa truyền thanh để người dân sắp xếp công việc đến khám, lập hồ sơ sức khỏe. Để thuận lợi cho việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân, chúng tôi cũng phân thành các nhóm cụ thể: Trẻ em dưới 5 tuổi; học sinh; sinh viên; cán bộ công chức, viên chức, người lao động; người cao tuổi, hưu trí; người lao động tự do và đối tượng khác.

Trong năm 2017, ngành Y tế tỉnh tiếp tục tổ chức tốt các đợt khám lưu động định kỳ tại 39 xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, do 4 đoàn khám của 4 bệnh viện đầu ngành của tỉnh thực hiện. Đến nay, có 17.000 lượt người dân được KCB tại các đợt khám lưu động. Đây cũng là cơ sở để thực hiện thống kê, đánh giá mô hình bệnh tật của từng vùng và xác định nhu cầu của công tác quản lý sức khoẻ. Ngành cũng đã tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá 28 chương trình, dự án chăm sóc sức khoẻ người dân đang thực hiện tại các tuyến y tế để xác định những tiêu chí cứng cần phải đưa vào hồ sơ quản lý sức khoẻ toàn dân. Các tiêu chí này phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin giúp những người làm công tác quản lý đánh giá được tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, xác định vấn đề sức khỏe, đề ra giải pháp và hoạch định chính sách cho tương lai.

Bác sĩ Bệnh viện Sản nhi khám lưu động tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà.
Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh khám lưu động tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà.

Như vậy, khi lập xong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân, mỗi người dân sẽ được cấp một mã số sức khỏe. Mỗi khi bị ốm đau phải đến bất kỳ bệnh viện nào trong toàn quốc, người bệnh chỉ cần đọc mã số sức khỏe cá nhân của mình cũng có đầy đủ thông tin, không cần khai báo tiền sử bệnh tật. Hồ sơ sức khỏe của mỗi người dân được lưu dưới dạng file điện tử và ở các lần sau, khi KCB, tiêm chủng, quản lý sức khỏe tại bất kì cơ sở y tế nào bệnh nhân đều được bổ sung thông tin vào hồ sơ được lưu thông trên toàn bộ hệ thống y tế. Với cách làm này, các thủ tục sẽ được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho người dân và cán bộ y tế trong việc khám, quản lý.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như vậy song công tác khám, lập hồ sơ cá nhân gặp không ít khó khăn do người dân chưa hiểu rõ ý nghĩa của chương trình. Một số nơi làm chưa tốt công tác tuyên truyền, chưa tranh thủ sự ủng hộ của địa phương nên tỷ lệ người dân tham gia còn thấp. Điều đáng nói là đối tượng tham gia khám, lập hồ sơ sức khỏe chủ yếu là người già và trẻ em còn người dân trong độ tuổi lao động tham gia chương trình này lại ít. Bên cạnh đó, việc triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn cũng gặp một số khó khăn, vướng mặc, như: Chưa có hướng dẫn để thực hiện quy định của pháp luật về bảo mật thông tin người bệnh, chưa có hướng dẫn sử dụng kinh phí cho việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân; các đơn vị y tế đang sử dụng các phần mềm khác nhau về quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân do các đơn vị CNTT khác nhau cung cấp nên gây khó khăn cho việc chia sẻ các dữ liệu cần thiết vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý sức khỏe toàn dân.

Để công tác khám, lập hồ sơ sức khỏe toàn dân đạt hiệu quả cao hơn, cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc tuyên truyền, vận động để người dân thực sự hiểu rõ ý nghĩa và lợi ích của việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân.


(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014