Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Giao tiếp với thai nhi – Đừng xem thường

Cập nhật: 5/12/2011 | 7:05:55 PM

Rất nhiều bằng chứng khoa học đã chứng tỏ cách tốt nhất để tạo mối quan hệ giữa người thân trong gia đình đặc biệt là bố mẹ với thai nhi là giao tiếp. Bạn đừng nghĩ rằng thai nhi đang trong bụng mẹ thì giao tiếp thế nào và có nói chuyện thì liệu bé có cảm nhận được không?

Xin thưa với các bạn, thai nhi hoàn toàn có thể nhận biết và học hỏi được những âm thanh từ bên ngoài đấy. Vì vậy hãy đừng ngần ngại trò chuyện với bé nhé!

Khi nào thai nhi có thể nghe được?

Theo các nhà khoa học, tai thai nhi bắt đầu tượng hình vào tuần thứ 8 và hoàn chỉnh ở tuần thứ 24 của thai kỳ. Ở tuần thai thứ 18, em bé của bạn đã có thể nghe được những âm thanh từ nhịp đập của tim mẹ và dòng màu chảy qua dây rốn. Ngay từ thời gian này (thai nhi hơn 4 tháng), bạn đã có thể trò chuyện với bé để tạo sợi dây gắn kết thiêng liêng giữa bố mẹ và con.

Ngoài ra từ tuần thứ 25 trở đi, thính giác của em bé sẽ phát triển hoàn thiện hơn và bé có thể nghe được tiếng nói của mẹ, của bố và những người xung quanh. Sau thời gian này khoảng 2 tuần, thai nhi còn có khả năng phân biệt được đâu là giọng của mẹ, đâu là giọng của người ngoài.


Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện hoặc hát ru bé mỗi ngày. (Ảnh: Inmagine)

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ để chứng tỏ điều này cho thấy, khi nghe tiếng thân thuộc của người mẹ (kể cả giọng nói được ghi âm lại), tim thai nhi sẽ đập nhanh hơn so với tiếng của người khác. Điều này còn chứng tỏ từ tuần 25 thai nhi đã có khả năng chú ý, ghi nhớ và học hỏi.

Dù vậy, trong thời gian này, tai thai nhi vẫn còn phủ một lớp màng dày vermix (chất nhờn bảo vệ da thai nhi trong tử cung). Do vậy, con bạn có thể chưa phân biệt rõ từng tiếng một. Tuy nhiên, tất cả các loại âm thanh đều có tác động đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy con bất ngờ đạp mạnh khi nghe âm thanh lớn đột ngột nhưng lại dịu đi và không đạp nữa khi âm thanh đó cứ diễn ra đều đều.

Khả năng nghe và ghi nhớ của thai nhi càng biểu hiện rõ rệt hơn sau mỗi tuần thai. Càng lớn thai nhi càng có những cử động và biểu hiện rõ ràng mà bạn dễ dàng nhận thấy, nếu dành thời gian để ý một chút.

Cách giao tiếp với thai nhi

Nói chuyện

Dù biết rằng thai nhi có khả năng nghe được âm thanh nhưng nhiều bố mẹ vẫn thắc mắc rằng họ không biết bắt đầu giao tiếp với thai nhi thế nào? Mách nhỏ với các bậc sắp làm cha mẹ là bạn hãy nói chuyện với bé từ chính tình cảm và suy nghĩ trong sâu thẳm trái tim bạn nghĩ.

Hãy trò chuyện với bé bằng những câu chuyện thường ngày bạn gặp ở công sở hay những chuyện bố mẹ trêu đùa nhau có liên quan đến bé. Bạn cũng có thể khoe với bé về chiếc áo bạn mới mua hay đồ đạc cuối tuần hai vợ chồng bạn vừa đi sắm cho bé…

Một điều lưu ý là vợ chồng bạn nên chọn những lúc thư thả để trò chuyện với thai nhi. Thời gian lý tưởng nhất để giao tiếp với bé là vào buổi tối khi có có sự góp mặt của cả hai vợ chồng. Hãy bắt đầu từ những câu nói nhẹ nhàng, những câu chuyện nhẹ nhàng để bé từ từ cảm nhận bạn nhé!

Hát cho bé nghe

Hát ru không chỉ làm em bé mới chào đời thích thú mà ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã rất thích những câu hát nhẹ nhàng này rồi đấy bạn. Vì vậy hãy dành thời gian trước khi đi ngủ mỗi ngày để hát cho bé nghe nhé.

Bố mẹ cũng có thể nuôi dưỡng tâm hồn thai nhi với âm nhạc bằng cách cho bé nghe nhạc. Rất nhiều bằng chứng khoa học đã chứng tỏ, cho thai nhi nghe nhạc làm bé thông mình hơn và khả năng học hỏi cũng tiến bộ hơn. Những dòng nhạc được khuyến khích cho thai nhi nghe là nhạc giao hưởng và nhạc cổ điển. Bạn sẽ nhận thấy sự phản ứng tích cực của bé sau một thời gian đều đặn hát ru hoặc cho bé nghe nhạc. Điều này còn có tác dụng ngay cả sau khi bé chào đời.

Đọc sách cho bé

Nếu nói chuyện khiến bạn ngượng nghịu, hãy đọc truyện thiếu nhi mà mình thích hoặc đọc, hát những bài đồng dao cổ vần có điệu cho thai nhi nghe. Những buổi đọc sách sẽ giúp bạn bắt đầu thiết lập mối quan hệ mẹ-con, cha-con với em bé sắp ra đời.

Kết

Sau một thời gian, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé có phản ứng lại với tiếng nói của bạn. Ví dụ như bạn vẫn thường đọc sách hay hát cho bé nghe vào 10 giờ tối. Sau một tháng, đến 10 giờ tối mà không thấy bạn đọc sách hay hát ru bé nữa, bé sẽ “lục đục” trong bụng bạn đấy. Chỉ chờ đến khi bạn khé nói chuyện hoặc tiếp tục đóc sách bé mới “êm” được. Tuy nhiên trong lúc giao tiếp với bé, thỉnh thoảng bạn vẫn thấy bé huých nhẹ vào thành bụng, đó là dấu hiệu chứng tỏ thia nhi đang rất thích thú đấy!

Hiểu biết đước khả năng nghe và cảm nhận được của thai nhi, bố mẹ và những người thân nên tận dụng thời gian để trò chuyện tạo mối dây liên kết tình cảm với bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.


(Nguồn: bacsi.com)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014