Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Giảm tái phát viêm đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi

Cập nhật: 23/9/2015 | 10:52:26 PM

Hầu hết các bà mẹ nuôi con nhỏ đều nhận thấy trong giai đoạn trẻ chuyển tiếp từ bú mẹ sang ăn dặm (từ 5 – 6 tháng trở đi), trẻ thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: Viêm đường hô hấp, tiêu chảy, dị ứng … Nguyên nhân tại sao?

Lỗ hổng hệ miễn dịch

Thời kỳ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi đi là thời gian giao thoa giữa hai hệ miễn dịch, một là bảo vệ miễn dịch thụ động (nhờ vào các kháng thể từ mẹ truyền qua nhau thai trong thời kỳ bào thai và qua sữa mẹ sau khi trẻ chào đời) và hai là bảo vệ miễn dịch chủ động (do trẻ tự tạo ra). Trong 6 tháng đầu đời, nếu  trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì sự vượt trội của các vi khuẩn có lợi trong sữa mẹ (bifidobacteria) sẽ giúp trẻ ít bị các bệnh. Bắt đầu giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi sức đề kháng trong nguồn sữa mẹ giảm đáng kể kết hợp với trẻ bắt đầu thời kỳ ăn dặm, hệ miễn dịch non yếu của trẻ phải bắt đầu chủ động sản sinh các kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ đó gây ra lỗ hổng trong hệ miễn dịch của trẻ.

 
Hệ quả của lỗ hổng miễn dịch gây ra

Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch non yếu với bất kể mùa nào trong năm, khi môi trường sống và việc vệ sinh không được chú trọng lại kèm thêm dịch bệnh khả năng tự chống chọi bệnh của trẻ kém.

Trong giai đoạn này trẻ rất dễ mắc các bệnh hô hấp: Nhiễm khuẩn đường hô hấp (ho, sổ mũi, khò khè,..), viêm amidan, viêm phế quản,… khi thay đổi thời tiết, giao mùa. Trong đó đứng đầu là bệnh viêm phổi. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc bệnh này và con số tử vong lên đến khoảng 4.000 em.

Khi bé sức đề kháng đã kém thì bé hay bị tái phát bệnh nhiều lần trong năm, thậm chí tháng bị 1-2 lần. Vòng luẩn quẩn: Ốm – biếng ăn- kém hấp thu- sức đề kháng kém- ốm… theo bám bé, khiến các bậc phụ huynh rơi vào bế tắc.

Ngoài ra khi hệ miễn dịch kém trẻ thường dễ mắc các bệnh: Bệnh tiêu chảy (nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em tại các nước đang phát triển), Bệnh sởi, Bệnh tay chân miệng - viêm màng não, Nhiễm siêu vi, Sốt xuất huyết…

Chính vì vậy, việc bảo vệ hệ miễn dịch trong thời kỳ này là vô cùng quan trọng. Nếu được bảo vệ tốt trẻ sẽ khỏe mạnh, ít đau bệnh. Những trẻ có hệ thống miễn dịch tốt cũng chính là những trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt về thể lực và trí não.

Vậy làm thế nào để lấp đầy “lỗ hổng hệ miễn dịch” của trẻ giai đoạn này?

- Cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi.

- Tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo của bộ Y tế.

- Đảm bảo cho trẻ có một không gian sống sạch sẽ. Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên các môi trường xung quanh, vận động thường xuyên giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt hơn, từ đó trẻ cũng ít mắc bệnh hơn.

- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của bé.

- Không sử dụng kháng sinh tùy tiện: Sử dụng kháng sinh phải tuân theo nguyên tắc về loại thuốc và thời gian sử dụng. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sỹ. Không nên tự ý đổi thuốc, bỏ thuốc giữa chừng khi bé có dấu hiệu thuyên giảm điều này sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và càng ngày trẻ phải sử dụng đến những thuốc kháng sinh nặng hơn.

- Tăng cường sức đề kháng nội sinh chính là chìa khóa để giúp trẻ chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời bằng chính sức đề kháng từ bên trong cơ thể trẻ.

(Nguồn: afamily.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014