Cẩn thận với bệnh tinh hoàn ẩn

Cập nhật: 14/7/2011 | 3:18:36 PM

Bé N.T.A., 3 tuổi, được cha mẹ đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cấp cứu vì bé than đau nhiều vùng bẹn bên trái. Người nhà cho biết từ nhỏ đã không sờ thấy tinh hoàn trong bìu trái của bé.

Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA

Thời gian vàng 

“Thời gian vàng” điều trị xoắn tinh hoàn chỉ gồm sáu giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu đến sớm trước sáu giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn là rất cao, còn sau sáu giờ phần lớn không cứu được.

Các bác sĩ trực đã chẩn đoán bé bị xoắn tinh hoàn ẩn và tiến hành mổ cấp cứu ngay. Tuy vậy vẫn không cứu được tinh hoàn của bé do tinh hoàn bị xoắn hai vòng, thiếu máu nuôi quá lâu nên đã tím đen và hoại tử. Các bác sĩ đành phải cắt bỏ tinh hoàn đã hư và cố định tinh hoàn còn lại cho bé, tránh trường hợp về sau tinh hoàn này lại xoắn.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, khoa ngoại - thận niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết xoắn tinh hoàn thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc tuổi dậy thì (10-15 tuổi). Nguyên nhân thường do có sự thay đổi nồng độ nội tiết tố đột ngột (ở tuổi dậy thì) và các bệnh lý bẩm sinh ở tinh hoàn như tinh hoàn quá di động, tinh hoàn ẩn. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau đột ngột một bên bìu, sưng to vùng bìu và thường kèm theo ói.

Tinh hoàn ẩn là một tật bẩm sinh, trong đó tinh hoàn không nằm ở vị trí đúng là bìu mà nằm ở bụng hoặc ống bẹn. Nếu không điều trị, tinh hoàn ẩn có thể gặp biến chứng như bị xoắn, hóa ác, giảm khả năng sinh sản. Khoảng 30% các bé sinh non bị tinh hoàn ẩn, ở trẻ sinh đủ tháng tỉ lệ là 3%. Khoảng 70% trường hợp tinh hoàn ẩn sẽ xuống bìu trong những tháng đầu. Sau 1 tuổi tỉ lệ này rất ít và phải phẫu thuật để đưa tinh hoàn xuống bìu.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn cũng khá nhẹ nhàng, có thể về trong ngày. Do đó, các bậc cha mẹ nên lưu ý và đưa con đi khám gấp nếu trẻ có biểu hiện đỏ, đau sưng vùng bìu để được điều trị kịp thời. Khi không sờ thấy đủ hai tinh hoàn trong bìu của trẻ, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để tránh trường hợp xoắn có thể xảy ra.

(Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 2)

In bản tin