Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nước hồ bơi

Cập nhật: 10/5/2012 | 11:48:10 AM

Thời tiết oi bức, học sinh vừa được nghỉ hè thường tìm đến các hồ bơi để "giải nhiệt". Các bác sĩ lưu ý những nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ nước hồ bơi.

Các bệnh về da

Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (Bệnh viện Da liễu TP.HCM): "Bơi lội là môn thể thao được nhiều người yêu thích, nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Ngoài sự sảng khoái, giải nhiệt, bơi còn giúp các em phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì, giúp cơ thể có sự dẻo dai săn chắc". Nhưng bác sĩ Hoàng cũng lưu ý về nguồn nước ở các hồ bơi, nhất là khi tập trung đông người nước rất dễ bị ô nhiễm. Nếu mọi người không có ý thức giữ vệ sinh chung, nguy cơ đi bơi mà nhiễm một số bệnh là có thật.

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (giảng viên bộ môn Da liễu, trường ĐH Y Dược, TP.HCM) khuyến cáo: "Cái nắng của những ngày hè khiến người ta đến hồ bơi nhiều hơn những tháng khác, do vậy, đây cũng là yếu tố khiến hồ bơi ô nhiễm hơn ở thời điểm này". Theo bác sĩ Bạch Sương, có ba nhóm nguy cơ bệnh khi đi tắm hồ bơi, đó là: Trong nước hồ bơi có chất sát trùng, khi tiếp xúc có thể gây khô da, khô tóc, hoặc gây kích ứng da đối với một số người da nhạy cảm; bên cạnh đó còn có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm như mụn cóc, trùng roi… nếu nước hồ không được sát khuẩn tốt. Nếu tắm lúc trời đang nắng gắt, một số bệnh da như tàn nhang, nám, mụn, viêm da ánh sáng, lupus ban đỏ… có thể nặng thêm.

Bác sĩ Huy Hoàng nhận xét, khi tắm hồ bơi, một số người bị tình trạng viêm da do tiếp xúc với các hóa chất xử lý trong hồ bơi. Viêm da tiếp xúc thường gặp ở vùng da mỏng (như: mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, vùng nách, bẹn), với biểu hiện: da đỏ, ngứa, hay xuất hiện các mụn nước nhỏ lấm chấm. Lúc này nên tránh gãi, vì sẽ làm bội nhiễm khiến viêm da nặng hơn. Nếu không tiếp xúc với nước bể bơi nữa, tổn thương sẽ giảm dần và tự khỏi. Bên cạnh đó, do mải tắm, nhiều người quên cái nắng bên trên, tia cực tím sẽ làm khô bề mặt da, nặng hơn gây bỏng da, làm thay đổi sắc tố da, làm xuất hiện những đốm tàn nhang, các nếp nhăn, mau lão hóa da. Một số hóa chất trong nước hồ bơi có đặc điểm hấp thu ánh nắng rất mạnh, dễ làm cho da bị đen sạm.

Ảnh hưởng đến mắt và tóc

Bác sĩ Đinh Hữu Vân Quỳnh (khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP.HCM) nói: "Môi trường nước hồ bơi là mối quan tâm hàng đầu đối với vấn đề vệ sinh của đôi mắt. Chúng ta nên chọn hồ bơi có nguồn nước sạch, vì nước hồ bơi bẩn không chỉ gây bệnh ở da, tai mũi họng, mà còn gây viêm nhiễm ở mắt. Nếu trẻ đang bị đau mắt đỏ thì không được cho trẻ đi bơi để tránh làm bệnh nặng nề thêm, cũng như làm lây nhiễm bệnhcho khách bơi khác, và cần đưa bé đi khám bác sĩ mắt để điều trị".

Còn bác sĩ Huy Hoàng khuyến cáo thêm, khi đi bơi, nên chọn chỗ sạch, mát, vì những yếu tố như: hồ bơi không sạch sẽ, nắng gay gắt, chất khử trong bể bơi… là nguyên nhân khiến tóc khô cứng, gãy tóc, làm mất độ bóng mượt. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng lưu ý, hồ bơi không sạch, khách bơi vô ý khạc nhổ, tiểu tiện trong bể bơi là mầm mống gây các bệnh khác như: viêm tai, viêm họng, viêm mũi, và các bệnh truyền nhiễm…


(Nguồn: bacsi.com)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014