Bị côn trùng đốt, chớ nên coi thường

Cập nhật: 1/5/2012 | 9:35:25 AM

Thời tiết chuyển mùa cũng là thời điểm các loại côn trùng phát triển. Vì thế con người trở thành đối tượng bị côn trùng tấn công. Những ngày qua tại các BV da liễu, số bệnh nhân đến khám do côn trùng đốt tăng vọt.

Những người bị côn trùng đốt, cắn, phản ứng ngoài da thường gặp nhất là ngứa ngáy dữ dội nơi bị côn trùng cắn, nổi hồng ban sưng phù, tróc vẩy, nổi mụn  nước, bóng nước và các nốt dạng hạch lympho. Những vết đốt không nguy hiểm thường giảm và khỏi sau 1 ngày. , nhưng đối với một số côn trùng có nọc độc như kiến, ong, nhện…có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.


Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, những vết cắn, lông, phấn của các loại côn trùng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Vào những ngày này, khi đi ra đường, mọi người nên đeo kính dể hạn chế tối đa tai nạn do côn trùng. Những người có tiền sử dị ứng hoặc đã từng bị dị ứng với nọc côn trùng khi ra ngoài nên đi giầy, mặc áo dài tay, mặc quần áo tối màu, tránh dùng các mỹ phẩm có mùi thơm qu‎yến rũ côn trùng.

Khi bị côn trùng đốt hoặc phấn côn trùng dính vào người, trước tiên cần sát trùng vết đốt bằng cách rửa kĩ bằng xà phòng, sau đó lấy 1 cục đá lạnh chườm lên da khoảng 5 phút. Rồi dùng nước muối đắp chỗ tổn thương 5-10 phút/lần, từ 3-4 lần/ngày.

Nếu bị côn trùng bay vào mắt, có thể xử trí tạm thời như chườm lạnh, tránh day dụi, có thể nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nhỏ nước muối sinh lí. Sau khi đã sử dụng các biện pháp trên nhưng các triệu chứng trên vẫn chưa đỡ hoặc mắt nhìn mòe, sưng đỏ hoặc xung huyết, cần đến ngay bệnh viện có phòng khám chuyên khoa mắt để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực của mắt.

(Nguồn: laodong.vn)

In bản tin