Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

7 loại đau không thể xem thường

Cập nhật: 4/9/2017 | 8:20:34 PM

Có những cơn đau xảy ra đột ngột hoặc kèm theo sốt mà chúng ta không được xem thường. Dưới đây là cách nhận diện những tình trạng đau, dù nhẹ, nhưng cần sự chú ý ngay lập tức.

1. Đau “như dao dâm” giữa hai bả vai

Có thể là: Cơn đau tim

Khoảng 30% số người bị đau tim không có cảm giác tức nặng cổ điển ở ngực. Đau giữa hai bả vai hay gặp ở phụ nữ, cũng như đau hàm, thở gấp và buồn nôn. Nếu có những triệu chứng này (và có thể có nhiều hơn một), bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Đau cơ thường là đau âm ỉ. Còn cơn đau tim thường khởi phát đột ngột dữ dội. Hãy gọi cấp cứu chứ đừng tự lái xe đến bệnh viện. Chờ xe cấp cứu vì nhân viên cấp cứu sẽ thực hiện việc phân loại ngay lập tức.

2. Đau đầu "như sét đánh"

Có thể là: Phình mạch não

Hầu hết chúng ta đều từng bị những cơn đau đầu nhẹ hoặc trung bình và sẽ hết với những thuốc giảm đau thông thường. Nhưng nếu bạn gặp phải một cơn đau đầu kinh khủng chưa từng xảy ra trong đời và nó đến đột ngột, thì hãy gọi cấp cứu ngay.

Làm thế nào để biết đó không phải là cơn đau nửa đầu? Đau nửa đầu thường đi kèm với buồn nôn, sợ ánh sáng và âm thanh, và tiến triển dần dần.

Chảy máu trong não do vỡ phình mạch ra không phải là phổ biến, nhưng khi nó xảy ra, thì hành động nhanh là yếu tố then chốt. Bác sĩ phẫu thuật có thể cứu mạng sống của bạn bằng cách hàn lại điểm yếu của mạch máu. Nếu không được điều trị ngay lập tức, bệnh nhân có thể chết. Nguy cơ lớn nhất là nếu phình mạch vỡ, bệnh nhân sẽ bị chảy máu não rất khó điều trị, thậm chỉ không thể điều trị được.

Không uống aspirin khi gặp cơn đau đầu đột ngột, dữ dội – thuốc có thể gây chảy máu.

3. Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới bên phải

Có thể là: Viêm ruột thừa

Đau thường bắt đầu ở giữa bụng và dần dần di chuyển sang phải. Nếu ruột thừa vỡ, đó có thể là một biến chứng nguy hiểm, vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu và gây nhiễm trùng toàn cơ thể. Nếu cảm thấy đau như vậy, hãy đến thẳng phòng cấp cứu. (Thường thì đau sẽ tăng lên trong 24 giờ vì khi nó thay đổi vị trí)

Thông thường với viêm ruột thừa, khi ấn vào bụng sẽ không đau như nhiều như khi bạn đi nhanh. Một cách thử khác là sử dụng cơ dưới túi mật: Nằm co đầu gối về phía đầu, nhờ ai đó đẩy xuống và bạn cố chống lại. Nếu thấy đau, đó là một dấu hiệu của ruột thừa bị kích thích và cần được bác sĩ đánh giá thêm.

4. Đau răng khiến bạn thức giấc

Có thể là: Nghiến răng

Thường xuyên nghiến răng có thể khiến dây thần kinh bên trong răng bị viêm và lớp men bảo vệ sẽ bị mòn. Bạn thậm chí có thể bị nứt răng đến tận chân răng, dẫn đến phải nhổ răng. Hãy đi khám bác sĩ nha khoa để tìm ra vấn đề. Các biến chứng từ việc nghiến răng, thường do stress, có thể được ngăn ngừa bằng cách đeo dụng cụ bảo vệ khi đi ngủ.

5. Đau vùng thắt lưng kèm theo sốt

Có thể là: Nhiễm trùng ở thận

Đừng cho rằng sốt, buồn nôn và đau lưng chỉ là do rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn thâm nhập qua đường niệu đi tới thận, khiến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn nhiều. Ban đầu có thể là các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, như đái buốt, nhưng một số người không thấy bất cứ điều gì cho đến khi đã muộn. Bạn có thể cần kháng sinh càng sớm càng tốt, vì vậy hãy gọi cho bác sĩ.

Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng tiết niệu hơn, là tiền thân của nhiễm trùng thận. Nếu nhiễm trùng thận không được điều trị, thận có thể ngừng hoạt động. Nhưng bệnh thường gây đau nhiều và ít ai có thể bỏ qua.

6. Đau bụng kinh không đỡ khi dùng thuốc

Có thể là: Lạc nội mạc

Nếu các thuốc thông thường không có tác dụng, thì nguyên nhân có thể là lạc nội mạc tử cung - tình trạng lớp niêm mạc tử cung phát triển ở ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung cản trở khả năng sinh sản, và khá phổ biến. 40 – 60% phụ nữ bị đau bụng kinh rất nhiều có thể bị tình trạng này.

Trừ khi bạn đang muốn có thai, còn thì bác sĩ có thể bắt đầu bằng thuốc ngừa thai uống. Nếu vẫn còn đau, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ những mô nằm sai chỗ.

7. Điểm đau nhức ở bắp chân

Có thể là: huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Nếu có một vùng ở bắp chân bị đau, lý do có thể là DVT, một cục máu đông trong tĩnh mạch sâu. Điểm đau cũng có thể đỏ và nóng khi sờ. DVT dễ xảy ra hơn nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hoặc mới trải qua hành trình dài bằng ô tô hoặc máy bay. Trừ khi chân sưng nhiều hoặc đau trầm trọng lên nhanh chóng, còn thì bạn có thể đợi khoảng một ngày để gặp bác sĩ thay vì đi khám cấp cứu ngay, nhưng cũng đừng trì hoãn lâu hơn. Cục máu đông có thể to lên hoặc vỡ ra, di chuyển về phổi và cản trở lưu thông máu.

Cục máu đông cũng có thể đến tim và gây ra cơn đau tim. Nó có thể đi đến não của bạn và gây đột quỵ.

Cách phòng ngừa: nếu bạn đang trên chuyến đi dài bằng ô tô hoặc máy bay:

• Thức dậy sau mỗi 1 đến 2 giờ và kéo giãn hoặc đi lại.

• Dùng ngón chân viết các chữ cái trên sàn. Cử động ngón chân lên và xuống, sang phải và sang trái. Khi viết các chữ cái hãy bóp chặt các cơ, tĩnh mạch, và bơm máu trở lại để máu không bị đông.

• Uống nước và giữ cơ thể đủ nước.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014