Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

7 sai lầm trong sơ cứu vết thương, bị bệnh khiến bạn nguy hiểm

Cập nhật: 29/9/2017 | 7:36:32 AM

Biết những phương pháp sơ cứu vết thương chính xác là điều rất quan trọng để không gây nguy hiểm cho bản thân hay người mà bạn đang cố cứu.

Dưới đây là những điều bạn cần biết khi sơ cứu vết thương, bị bệnh hay xử lý tình trạng tổn thương sức khỏe... để bảo đảm an toàn cho bản thân và người bệnh.

1. Sát trùng vết thương bằng dung dịch oxy già, i-ốt và cồn có thể rất nguy hiểm

7 sai lầm trong sơ cứu vết thương, bị bệnh khiến bạn nguy hiểm - Ảnh 1.

Lý do: Oxy già phá hủy tế bào mô kết nối, khiến vết thương khó lành hơn. I-ốt và cồn đốt cháy tế bào khỏe mạnh và có thể gây đau, sốc, bỏng nếu bôi vào vết thương.

Cách làm đúng: Rửa sạch vết thương bằng nước uống sạch hoặc nước đã đun sôi để nguội, sau đó, thoa vết thương bằng mỡ giúp liền vết thương kèm kháng sinh. Cũng không nên dùng gạc cứu thương trừ phi thực sự cần thiết bởi vết thương có thể bị ướt và lâu lành hơn.

2. Hồi sức tim sai cách có thể dẫn tới rạn xương sườn và tổn thương phổi

7 sai lầm trong sơ cứu vết thương, bị bệnh khiến bạn nguy hiểm - Ảnh 2.

Lý do: Ép tim không đúng cách (ví dụ như quá nhanh, mạnh) có thể gây gãy xương và từ đó khiến phổi, tim bị tổn thương nghiêm trọng.

Cách làm đúng: Bạn chỉ nên ép tim nếu bạn chắc chắn rằng người bị nạn không thấy mạch, không thở và không có bác sĩ nào quanh đó. Trong khi 1 người gọi xe cấp cứu, 1 người khác sẽ thực hiện ép tim với nhịp 100 lần/phút. Với trẻ sơ sinh, động tác ép tim được làm bằng ngón tay và theo một nhịp khác. Sự hồi sức từ miệng sang miệng nên được tiến hành khi tim đập trở lại. Một lựa chọn khác là ép tim 30 lần và 2 hơi thở, sau đó lặp lại.

3. Dùng thuốc giảm đau quá liều có thể dẫn tới các vấn đề về gan

7 sai lầm trong sơ cứu vết thương, bị bệnh khiến bạn nguy hiểm - Ảnh 3.

Lý do: Paractamol hay acetamiophen giảm đau và viêm, là một phần trong nhiều loại thuốc thông dụng. Việc dùng quá liều có thể gây suy gan, thận.

Cách làm đúng: Hãy đo liều paracetamol thật cẩn thận, tốt nhất nên theo chỉ định của bác sĩ. Acetaminophen hiện diện trong nhiều loại thuốc, đặc biệt là những loại chữa cúm và việc kết hợp thuốc có thể dễ dàng dẫn đến quá liều, gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Không ngửa cổ hoặc nằm ngửa khi bị chảy máu mũi

7 sai lầm trong sơ cứu vết thương, bị bệnh khiến bạn nguy hiểm - Ảnh 4.

Lý do: Nếu bạn làm như vậy, áp suất máu trong đầu tăng lên. Bạn không thể biết giai đoạn chảy máu này nguy hiểm đến mức nào, vì thế, máu hoàn toàn có thể đi vào phổi và gây nôn trớ.

Cách làm đúng: Giữ đầu thẳng để giảm áp suất, dán một miếng băng lạnh và bịt một lỗ múi bằng ngón tay trong vòng 15 phút. Làm tương tự với bên mũi kia trong khi thở bằng miệng. Nếu máu chưa ngừng chảy, hãy lặp lại các động tác trên. Trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy hoặc nếu máu chảy do chấn thương, hãy gọi xe cứu thương.

5. Bạn không nên dùng thuốc gây nôn trong trường hợp bị ngộ độc nặng

7 sai lầm trong sơ cứu vết thương, bị bệnh khiến bạn nguy hiểm - Ảnh 5.

Lý do: Thuốc gây nôn có thể gây bỏng thực quản và mở đường cho chất nôn chứa độc tràn vào phổi.

Cách làm đúng: Trong trường hợp nghi bị ngộ độc, hãy gọi xe cấp cứu, mô tả triệu chứng và dự đoán nguồn có thể gây độc rồi viết ra giấy những hành động được chỉ định. Không cố gắng tự đánh giá mức độ nguy hiểm hay tìm kiếm giải pháp trên Internet. Tình trạng dùng quá liều thuốc hoặc ngộ độc cồn có thể nguy hiểm chẳng kém gì việc nuốt chửng một ly dầu hỏa. Không có sự trợ giúp chuyên nghiệp, nạn nhân có thể tử vong trong vòng 1 giờ.

6. Dùng garo để cầm máu nhưng sai cách có thể dẫn tới khả năng bị cắt cụt chi

7 sai lầm trong sơ cứu vết thương, bị bệnh khiến bạn nguy hiểm - Ảnh 6.

Lý do: Việc dùng garo không cần thiết hoặc băng thiếu chính xác có thể gây áp suất chi quá mức. Máu không những không ngừng chảy mà garo còn ngăn tuần hoàn máu và dẫn tới sự hoại tử cơ.

Cách làm đúng: Dùng thật nhiều gạc y tế hoặc vải sạch áp vào vết thương và ấn nhẹ - như vậy là đủ cho tới khi xe cứu thương tới. Ngoại lệ duy nhất là trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng khiến nguy cơ tử vong cao hơn cả nguy cơ có thể phải mất 1 chi.

7. Nếu bạn bị rắn hoặc một côn trùng chứa nọc độc cắn, không được hút nọc ra

7 sai lầm trong sơ cứu vết thương, bị bệnh khiến bạn nguy hiểm - Ảnh 7.

Lý do: Nọc độc kết hợp với nước bọt của bạn và tự biến mình thành mục tiêu mới của màng nhầy. Khi đó, tình trạng nhiễm độc sẽ càng nặng thêm và có thể dẫn tới suy tim, phù phổi.

Cách làm đúng: Nếu bạn bị cắn vào một chi, hãy nằm xuống để khu vực bị tổn thương ở dưới tim. Gọi xe cấp cứu, mô tả thứ đã cắn bạn và uống thật nhiều nước.

(Nguồn: afamily.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014