Phòng ngừa suy tim trong mùa đông
Cập nhật: 19/1/2017 | 9:56:25 AM
Suy tim là tình trạng xảy ra khi tim không thể bơm hoặc cung cấp không đủ máu cho cơ thể.
Các triệu chứng thường gặp nhất của suy tim là khó thở, phù chân và bàn chân, nhanh mệt mỏi và nhịp tim nhanh, suy nhược, choáng váng. Nếu được điều trị ở giai đoạn sớm, tình trạng bệnh có thể đảo ngược được. Trong trường hợp ngược lại, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và có thể gây tử vong. Bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống gồm chế độ ăn thích hợp và tập luyện, những bệnh nhân này có thể duy trì bệnh ổn định trong thời gian dài.
Mùa đông là thời điểm xuất hiện nhiều ca suy tim. Lý do là thời tiết lạnh cùng môi trường ô nhiễm khiến vùng ngực dễ bị nhiễm trùng. Trong mùa đông, huyết áp tăng và động mạch vành co lại dẫn đến thiếu cung cấp máu. Cơ thể không bài tiết mồ hôi dẫn đến phổi tích trữ nước. Thời tiết thay đổi, các bệnh nhiễm trùng trở nên phổ biến.
- Vào mùa đông, những người yếu tim cần đặc biệt cẩn trọng. Mặc dù họ vẫn cần tập luyện thường xuyên, nhưng nên thay đổi thời gian tập để tránh thời tiết khắc nghiệt.
- Uống nước và ăn muối vừa phải.
- Thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách khi khuyết áp tăng cao.
- Tránh các nhiễm trùng và trước mùa đông, cần tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi để phòng ngừa nhiễm trùng vùng ngực.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, cần điều trị thích hợp bằng thuốc kháng sinh.
- Không tự ý bỏ thuốc được kê đơn.
- Không tự ý bỏ thuốc khi bạn cảm thấy khá hơn.
- Thông báo với bác sĩ nếu thấy có tác dụng phụ.
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể theo dõi sức khỏe tim tại nhà bằng hai cách sau:
- Đo lượng chất lỏng hấp thụ và thải ra: Nước tiểu ít hơn nhiều so với lượng nước uống vào báo hiệu phổi đang tích trữ nước và có thể dẫn đến suy tim.
- Theo dõi cân nặng thường xuyên: Nếu tăng 2 kg trong vòng 3 ngày, cần được bác sĩ thăm khám vì cơ thể đã thừa nước.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Cao huyết áp có yếu tố di truyền không? (2/2/2023)
- Chủ động tiêm phòng vaccine cúm mùa bảo vệ sức khỏe sau Tết Nguyên đán (2/2/2023)
- Thực phẩm không nên ăn vào bữa sáng (1/2/2023)
- WHO tuyên bố giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc (30/1/2023)
- Thái Lan: 80% dân số có ’miễn dịch lai’ sau tiêm chủng và mắc COVID-19 (30/1/2023)
- Điểm danh những thực phẩm dễ bị nấm mốc gây độc tố nguy hiểm trong ngày Tết (27/1/2023)
- Số bệnh nhân tử vong do dịch tả tại Malawi lên tới hơn 1.000 người (27/1/2023)
- Vaccine cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới nhất của Omicron (27/1/2023)
- Phân biệt đau ngực do ợ nóng và bệnh tim mạch (12/1/2017)
- Ðiều cần biết để có trái tim khỏe (6/1/2017)
- Cách xử trí khi gặp người bị đau tim (11/12/2016)
- Bảo vệ tim trong những ngày lạnh giá (9/12/2016)
- Lo lắng cho sức khỏe, thêm nguy cơ bệnh tim (4/12/2016)
- Nhịp tim như thế nào là bình thường? (2/12/2016)
- 5 thói quen giúp người trẻ tránh xa bệnh tim mạch (26/10/2016)
- 6 loại thực phẩm tốt cho tim mạch (22/10/2016)
- 1 tháng trước khi lên cơn đau tim, cơ thể bạn sẽ có những dấu hiệu cảnh báo này (19/10/2016)
- Những triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim ở phụ nữ (5/10/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều